Nóng tuần qua: Cây bưởi được ra giá 80 triệu đồng có gì đặc biệt?

Cây bưởi được đặt trong một chậu đá lớn, trang trí tiểu cảnh xung quanh gốc để tăng thêm sự hấp dẫn.

Cây bưởi Diễn thế Tam đa cao hơn 4m, giá 80 triệu đồng xuống phố 'chơi Tết'

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thị trường hoa, cây cảnh ở Nghệ An đã nhộn nhịp phục vụ người dân chơi Tết. Trong đó, nổi bật là những cây bưởi cảnh, trĩu quả, vàng óng. Những gốc bưởi có giá từ vài triệu đồng tới hàng chục triệu đồng, tùy kích cỡ, kiểu dáng, số lượng quả,… Nổi bật là một cây bưởi Diễn thế Tam đa, cao hơn 4m, giá bán là 80 triệu đồng.

Cây bưởi Diễn thế Tam đa, cao hơn 4m, giá bán là 80 triệu đồng.

Cây bưởi Diễn thế Tam đa, cao hơn 4m, giá bán là 80 triệu đồng.

Anh Đặng Đức Tuấn (chủ vườn) cho biết, cây bưởi này là độc nhất ở tỉnh Nghệ An đến thời điểm này, được đưa về từ tỉnh Hưng Yên. Quá trình nhân giống và chăm sóc rất công phu nên cây bưởi này có giá trị đắt nhất tại vườn. Gốc bưởi có 3 nhánh. Theo quan niệm, đây là thế Tam đa, tượng trưng cho 3 ông Phúc – Lộc – Thọ, mang lại may mắn, tài lộc, sức khỏe trong năm mới.

Từng trái bưởi được nâng đỡ bởi một lớp lưới bên ngoài. Cây bưởi được đặt trong một chậu đá lớn, trang trí tiểu cảnh xung quanh gốc để tăng thêm sự hấp dẫn. Các nhà vườn đang tập trung chăm sóc cho các gốc bưởi đã được khách đặt trước.

Vé xem Táo quân rao bán giá lên đến hơn 10 triệu đồng/cặp

Theo thông lệ hàng năm, vé ghi hình chương trình Táo quân không bán thương mại mà chỉ phát hành vé mời. Tuy nhiên, trên các diễn đàn, việc trao đổi mua bán vé diễn ra khá sôi động. Tại chợ mạng, vé Táo quân được rao bán rất nhiều với mức giá lên đến 7 triệu đồng/vé.

“Loại VIP, hàng đẹp, số ghế chính giữa sân khấu sẽ có giá giá 7 triệu đồng một vé, còn loại rẻ hơn thì sẽ ngồi chỗ không đẹp, không chính giữa. Giá vé tùy theo hàng ghế và số ghế nên sẽ dao động. Hiện tại, vé chương trình Táo quân 2024 có 3 ngày để mọi người lựa chọn: ngày 27, 28 và 29/1. Hiện tại, các vé VIP ngày 28 đã hết rồi”, một người rao bán.

Trong nhóm Chợ vé Táo quân, rất nhiều người rao bán và cũng không ít người có nhu cầu hỏi mua. Theo đó, những vị trí và góc nhìn khách nhau, giá vé sẽ có sự chênh lệch. Vị trí càng gần, góc nhìn càng đẹp thì giá vé sẽ càng cao. Các tài khoản rao bán trên nhóm có đủ vé của 3 ngày công diễn: 27/1, 28/1 và 29/1.

Tuy nhiên, với việc mua vé qua kênh online, mọi người cần phải cẩn trọng khi nhận được vé. Đặc biệt, xác thực thông tin giữa vé thật và vé giả, cũng cần giao dịch cẩn thận để tránh bị lừa. Cách đây hơn 1 tuần, có người đã tin người bán trên mạng, đặt tiền trước để giữ vé và cũng bị lừa mất hàng triệu đồng.

Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục tăng giá điện

Tại cuộc họp về kết quả công tác quản lý điều hành giá năm 2023 và định hướng năm 2024 diễn ra mới đây, Bộ Công Thương đã kiến nghị điều chỉnh giá điện trong năm nay, để phản ánh biến động các chi phí đầu vào, giúp tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có nguồn lực thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Đề xuất tăng giá điện này được Bộ Công Thương đưa ra trong bối cảnh tình hình tài chính của EVN vẫn rất khó khăn, lỗ khoảng 17.000 tỉ đồng năm 2023 dù được điều chỉnh giá bán hai lần.

Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục tăng giá điện

Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục tăng giá điện

Tính chung 2022 - 2023, tập đoàn này lỗ gần 38.000 tỉ đồng, chưa gồm khoản chênh lệch tỉ giá vẫn treo từ các năm trước, khoảng 14.000 tỉ đồng.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc EVN, cho biết trong năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng 2 lần, tuy nhiên không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện (do các thông số đầu vào vẫn duy trì ở mức cao) nên EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ 2 liên tiếp. Con số lỗ cụ thể chưa được EVN công bố.

Đối với các nguyên nhân chính làm tăng chi phí khâu sản xuất điện, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết giá nhiên liệu vẫn ở mức cao, mặc dù đã giảm so với năm 2022 nhưng giá nhiên liệu năm 2023 vẫn cao hơn nhiều so với các năm trước đây.

Cơ cấu huy động nguồn điện không thuận lợi do tình hình nước về các hồ thủy điện kém làm sản

Giá gạo Việt đang tăng vù vù bỗng dưng… bất động

Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục giảm mạnh. Đây là mức độ giảm giá mạnh nhất được ghi nhận kể từ thời điểm Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo vào tháng 7 năm ngoái đến nay.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến ngày 25/1, giá lúa ở ĐBSCL đối với giống IR 50404 (lúa tươi) đã giảm xuống chỉ còn 8.200-8.300 đồng/kg, Đài Thơm 8/OM 18 là 8.800 đồng/kg.

Trong khi đó, giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 chỉ còn khoảng 12.000 -12.200 đồng/kg; gạo nguyên liệu của giống OM 5451 chỉ còn 12.400-12.600 đồng/kg và gạo nguyên liệu của giống OM 18 và Đài Thơm 8 chỉ còn khoảng 13.000 - 13.200 đồng/kg.

Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tuần trở lại đây, giá lúa và gạo nguyên liệu ở ĐBSCL đã giảm khoảng 1.200 - 1.400 đồng/kg (tuỳ loại). Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ thời điểm Ấn Độ áp dụng chính sách tạm dừng xuất khẩu đối với gạo trắng (trừ basmati) kể từ tháng 7 năm ngoái.

Loại đào này gây ấn tượng với 25 cánh đặc biệt, nổi tiếng cả một vùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo XUYẾN CHI ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN