Nóng tuần qua: Bộ Công Thương thanh lý hàng loạt xe công, giá chỉ từ hơn 81 triệu đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 856/TB-VP thông báo việc chọn tổ chức bán đấu giá, thanh lý 21 xe công, trong đó có nhiều chiếc ‘xe sang’ như Land Cruiser, Mercedes , Camry... với giá bán khởi điểm hơn 2,9 tỷ đồng.

Bộ Công Thương bán xe Land Cruiser, Mercedes... giá hơn 2,9 tỷ đồng

Theo thông báo của Bộ Công Thương, trong số 21 chiếc xe ôtô được thanh lý đợt này có 7 chiếc Toyota Camry đời 2000-2004, 1 chiếc xe Toyota Land Cruiser đời 2006, một chiếc xe Mercedes đời 2005, 4 chiếc xe Toyota Altis năm sản xuất 2000- 2004. Ngoài ra, còn các mẫu xe khác như Ford Everest, Mitsubishi Pajero, Toyota Innova và Ford Laser.

Chiếc xe Land Cruiser được Bộ Công Thương đưa ra đấu giá đã đi được hơn 282.400km (Ảnh minh họa).

Chiếc xe Land Cruiser được Bộ Công Thương đưa ra đấu giá đã đi được hơn 282.400km (Ảnh minh họa).

Các mẫu xe sẽ được bán thanh lý là đều có thời gian sản xuất từ cách đây 16 đến hơn 22 năm. Có 20 chiếc được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, duy nhất một mẫu được sản xuất tại Nhật Bản.

Các xe đều có số km sử dụng khá nhiều. Điển hình như chiếc Land Cruiser đã đi được hơn 282.400 km, bình quân mỗi năm chạy hơn 18.800 km. Các mẫu xe Camry đều có số km sử dụng dưới 20.000 km/năm.

Theo giá khởi điểm, xe ô tô Corrolla Altis năm sản xuất 2004 có được đưa ra đấu giá với mức từ 123 đến hơn 142 triệu đồng. Xe Camry có giá từ 108 - 178 triệu đồng. Xe ô tô Toyota Zace có giá hơn 144 triệu đồng; xe ô tô Mitsubishi Jolie có giá hơn 81,3 triệu; xe ô tô Ford Everest có giá hơn 127 triệu đồng.

Trong số các xe công đưa ra đấu giá, đắt nhất là xe ô tô Toyota Land Cruiser năm sản xuất 2005 giá 306,1 triệu đồng và xe ô tô Mitsubishi Pajero hơn 219,6 triệu đồng.

Các dòng xe khác như Huyndai Coutry giá hơn 146,6 triệu đồng; xe ô tô Toyota Hiace đời 2003 giá 100 triệu đồng; xe ô tô Toyota Inova năm 2007 có giá 147,2 triệu đồng và xe ô tô Mercedes Benz năm sản xuất 2005 có giá 117,4 triệu đồng.

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương có chỉ đạo hoả tốc

Ngày 20-7, Tổng cục Ngoại thương, thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ đã ra thông báo về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường (phi Basmati).

Trước thông tin này từ phía Ấn Độ, ngày 21-7, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã có văn bản hoả tốc gửi các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và nhấn mạnh việc Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế hoạt động xuất khẩu gạo sẽ tác động đến thị trường thương mại gạo toàn cầu.

Để góp phần góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa; bình ổn giá thóc, gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các thương nhân thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, việc thu mua thóc, gạo hàng hóa nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước và đảm bảo an ninh lương thực.

Bên cạnh đó, các thương nhân chủ động theo dõi sát tình hình thị trường, tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp, đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả. Cục Xuất nhập khẩu cũng đề nghị các thương nhân nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho, tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, gửi về Cục Xuất nhập khẩu và Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá giá bán lẻ điện bình quân.

Theo dự thảo, trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tính toán giá bán lẻ điện bình quân.

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần.

Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần.

Bộ Công Thương đề xuất, nếu giá điện tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ báo cáo, được cơ quan này chấp thuận thì sẽ tăng giá. Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 10% trở lên so với mức hiện hành hoặc ngoài khung giá, ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.

Cũng theo dự thảo đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến, thời gian điều chỉnh giá điện bình quân tối thiểu là 3 tháng, thay vì 6 tháng như quy định hiện nay.

Mỹ giảm nhập tôm, cá của Việt Nam, Trung Quốc bất ngờ vươn lên số 1

Ngày 17-7, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) thông tin chi tiết về số liệu xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) bất ngờ vươn lên vị trí số 1 trong tốp 8 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) đạt 716 triệu USD; xuất khẩu sang Nhật Bản 713 triệu USD và xuất khẩu sang Mỹ 706 triệu USD. Đây là 3 thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam.

Đại diện VASEP thông tin thêm, những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, thị trường này sụt giảm đến 46% về giá trị trong khi thị trường Trung Quốc hồi phục tốt hơn (giảm 22%) dẫn đến sự thay đổi trong bảng xếp hạng. Trung Quốc cũng thường ở vị trí dẫn đầu đối với nhập khẩu cá tra, nhất là khối lượng trong những năm gần đây.

Nguồn: [Link nguồn]

Việt Nam có loại gỗ quý hiếm được xem là ”báu vật”, giá tới cả tỷ đồng, Trung Quốc săn lùng

Loại gỗ quý này có mùi thơm đặc biệt, giá từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN