Nóng tuần qua: Bất ngờ 2 quả dưa có giá lên tới hơn nửa tỷ đồng

Một cặp dưa cao cấp ở Hokkaido đã thu được 3,5 triệu yên (gần 600 triệu VND) trong phiên đấu giá đầu tiên của năm vào thứ Năm, trở thành mức giá cao thứ hai trong lịch sử của sự kiện này.

Lý do gì khiến 2 quả dưa này có giá lên tới hơn nửa tỷ đồng?

Giá thầu cho dưa được trồng ở thành phố Yubari đã vượt qua con số 500.000 yên của năm trước nhưng không vượt qua được giá thầu kỷ lục 5 triệu yên vào năm 2019. Người đấu giá thành công năm nay là Hokuyupack Co, một công ty đóng gói trái cây và rau củ có trụ sở tại Yubari.

Sở dĩ có mức giá sang chảnh như vậy là bởi loại quả này đóng vai trò quan trọng trong văn hóa tặng quà của người Nhật. Yubari King là một giống dưa lưới quý hiếm nằm trong danh sách những giống thực vật cần được bảo tồn tại Nhật Bản. Thời kì phong kiến Nhật Bản, chỉ có các vua chúa hay người có địa vị cao trong xã hội mới được thưởng thức món dưa thơm ngon này.

Nóng tuần qua: Bất ngờ 2 quả dưa có giá lên tới hơn nửa tỷ đồng - 1

Một lý do khác khiến dưa lưới Nhật Bản đắt đỏ là quá trình trồng và chăm sóc rất tỉ mỉ. Dưa thường được trồng trên thảm nâng để cách đất. Bên trong khu vườn còn trang bị điều hòa không khí và lò sưởi giúp duy trì nhiệt độ ổn định cả năm. Ở giai đoạn kết trái, chỉ 2-3 quả trên một cây được giữ lại. Một tuần sau, chỉ duy nhất quả có hình dáng đẹp nhất được giữ lại trên cây. Người Nhật sẽ xác định mức giá dựa vào vẻ đẹp của những đường rãnh trên vỏ. Do đó, những quả dưa còn thường được người trồng mát-xa bằng tay và đánh bóng thủ công.

Măng cụt rớt giá hậu “cơn sốt” gỏi gà măng cụt xanh

Khoảng nửa tháng trước, từ "cơn sốt" món "gỏi gà măng cụt xanh", giá măng cụt đầu mùa luôn nằm ở mức từ 60.000-80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trong một tuần trở lại đây, loại trái cây này ở ĐBSCL đang rớt giá từng ngày, từng giờ.

Theo đó, thương lái thu mua tại vườn chỉ 15.000-20.000 đồng/kg (tùy loại); tại vựa chỉ khoảng 20.000.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, một nhà vườn ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết do bước vào thu hoạch rộ nên thương lái rất ít ghé vườn măng cụt để thu mua như hơn 10 ngày trước.

"Do giá rớt liên tục nên nhà vườn chúng tôi thu hoạch xong rồi mang ra ven đường bán cho người đi đường và khách du lịch với giá cao hơn từ 5.000-10.000 đồng/kg" – anh Hoàng thông tin.

Anh Võ Thành Lưng - chủ vựa trái cây Linh Đan trên đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) - cho biết mặc dù giá măng cụt đang giảm sâu nhưng anh vẫn thu mua cho bà con nhà vườn ở khu vực xung quanh với giá 25.000 đồng/kg. Cũng theo anh Lưng, măng cụt sau khi vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ thì bị hư nhiều do nhiệt độ phía Bắc đang rất cao, ảnh hưởng hết trái cây khi đóng trong thùng gửi đi. Đấy cũng là một trong những lý do khiến măng cụt giảm giá.

Giá hải sản tăng chóng mặt khiến người mua dè dặt

Giá hải sản trong nước lẫn nhập khẩu đều tăng từ 20- 30% khiến người tiêu dùng TP.HCM chi tiêu ít đi trong mỗi lần mua sắm mặt hàng này.

Nếu như sau tết giá cua Cà Mau chỉ đâu đó khoảng 450.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 500.000 – 600.000 đồng/kg; tôm sú sống loại 30-35 con/kg, tăng từ 165-170.000 đồng lên 190.000 - 200.000 đồng/kg, loại 1 (20 con- 30 con) với giá hơn 450.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải Sản Hoàng Gia, thông tin, hiện nay giá hải sản trong nước lẫn nhập khẩu tăng cao. Một số mặt hàng nhập khẩu như cua hoàng đế có giá tăng cao kỷ lục do nguồn cung hạn chế và chi phí vận chuyển tăng.

Hải sản trong nước tăng cao hơn so với hồi đầu năm. Ảnh: HẠ QUYÊN

Hải sản trong nước tăng cao hơn so với hồi đầu năm. Ảnh: HẠ QUYÊN

Đơn cử vào quý IV-2022 ghẹ xanh Phan Thiết loại 1 còn sống, giá bán lẻ của chuỗi này có giá xấp xỉ 670.000 đồng/kg, thì hiện nay giá ghẹ xanh loại 1 đã tăng lên gần 850.000 đồng/kg.

Tại chợ truyền thống, giá loại ghẹ này cũng ở mức 700.000 – 750.000 đồng/kg, loại 3-5 con/kg.

Sự thật về loại vải thiều đầu mùa được bán giá rẻ trên các tuyến phố Hà Nội?

Hiện nay trên một số tuyến đường, cửa hàng bán trái cây đã xuất hiện bán vải đầu mùa. Quả vải thường to, hạt to, vị ngọt nhẹ chứ chưa ngọt đậm. So với vải chính vụ, vải này không ngọt bằng. Giá trung bình chỉ 25.000 – 35.000 đồng/kg.

Trên các trang cá nhân, một số chủ tài khoản Facebook rao bán vải thiều Thanh Hà. Tuy nhiên, theo các tiểu thương buôn trái cây, vải được rao bán trên mạng xã hội có thể ở Quảng Ninh, Đắc Lắk và một số địa phương khác… Loại vải này thường chín trước giống với vải u trứng của Thanh Hà hay ở Bắc Giang.

Thời điểm này vải thiều mới chỉ cho thu hoạch lác đác. Đa phần người tới Bắc Giang, Hải Dương… thời điểm này là các thương nhân thu mua vải để xuất qua Trung Quốc. Là một tiểu thương đi thu mua vải, chị Lê Thị Loan (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, hiện vải được bán với nhiều giá khác nhau tùy vào loại, chất lượng. Loại vải thiều trứng trắng cân vào giá đã 34.000 – 40.000 đồng, được đưa đi tiêu thụ ở Trung Quốc. Loại vải thiều trứng gai tiêu thụ ở nước ta nhiều, giá khi lấy tận vườn từ 22.000 – 33.000 đồng.

Theo chị Loan, giá mua vải mà nhiều người nói chỉ 20.000 – 25.000 đồng ở nhiều tuyến phố chỉ là loại vải lai. Vải u trứng trắng được áp dụng kĩ thuật hiệu quả nên dầy cùi hơn những loại vải khác và được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Giá bán trên thị trường thường gấp 3 – 4 lần loại thông thường. Vải khi ăn chin cùi dày, có vị thơm, ngọt, lúc bóc vỏ không bị ướt tay.

Thứ Việt Nam bán nhiều top đầu thế giới, đất nước tỷ dân cũng nhập về

Đây là sản phẩm cực kỳ có giá trị và đem về nguồn thu lớn cho Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN