Nông sản nội khó xuất khẩu, Việt Nam vẫn chi hàng tỷ đô mua hàng Campuchia

5 tháng đầu năm 2022, Campuchia tiếp tục trở thành thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam nhiều nhất, đạt trên 1,9 tỷ USD.

Đó là một trong những nội dung của “Báo cáo tình hình xuất, nhập khẩu” ngành nông nghiệp vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản ước đạt khoảng 41,3 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; Xuất siêu toàn ngành gần 5,1 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu nông sản trong nước vẫn khó khăn, kể từ khi Trung Quốc thực hiện chiến dịch "Zero Covid", khiến nhiều vựa nông sản "mất mùa, mất giá"

Xuất khẩu nông sản trong nước vẫn khó khăn, kể từ khi Trung Quốc thực hiện chiến dịch "Zero Covid", khiến nhiều vựa nông sản "mất mùa, mất giá"

Cụ thể, xuất khẩu đạt khoảng 23,2 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước khoảng 18,1 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 10,4%; Lâm sản chính đạt gần 7,7 tỷ USD, tăng 7,6%; Thủy sản ước đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 46,3%; Chăn nuôi ước đạt 138,9 triệu USD, giảm 16,2%; Xuất khẩu đầu vào sản xuất khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 59,3%.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông, lâm, thuỷ sản Việt là Hoa Kỳ, đạt gần 6,5 tỷ USD (chiếm 28,0% thị phần). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 67,5% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam tại thị trường này.

Ngược lại, 5 tháng đầu năm, Việt Nam cũng nhập khẩu gần 18,1 tỷ USD, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Campuchia là thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam nhiều nhất trong 5 tháng qua, đạt trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,7% thị phần; Tiếp theo là Brazil với trị giá đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 8,6% thị phần.

Trong khi đó, hiện nay, do ảnh hưởng của thời tiết, năng suất trái cây giảm mạnh, giá bán cũng không được như mong muốn. Nhiều nhà vườn tại địa phương này đang đứng ngồi không yên, vì vừa mất mùa vừa mất giá.

Mặt khác, tính trạng ùn ứ nông sản tiếp tục tăng cao tại các cửa khẩu tỉnh Lạng sơn. Ghi nhận ngày 25/5, số xe ùn tại đây đã vượt quá 1.000 xe. Diễn biến này tiếp tục gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam, tác động đến giá cả nội địa và các nhà vườn...

Sau khi thoát vụ lừa xuất khẩu hạt điều: Yêu cầu công ty môi giới chịu trách nhiệm

Vụ lừa xuất khẩu hạt điều đã kết thúc có hậu khi doanh nghiệp Việt Nam được tuyên bố quyền sở hữu bởi tòa án của Ý

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Diệp ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN