Nông sản nhiễm dịch hại, doanh nghiệp vẫn bất chấp... nhập

Sự kiện: Kinh Doanh

Do tâm lý chuộng hàng ngoại, nhiều đơn vị đã nhập hàng về cung ứng, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đang tìm cách đưa hàng giá rẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nhiễm dịch bệnh bán cho người tiêu dùng.

50 lô hàng không đạt chất lượng trong 1 tháng

Thời gian qua, lực lượng hải quan tại TP.HCM, đặc biệt là tại cảng Cát Lái đã phát hiện và ngăn chặn hàng loạt vụ vi phạm, khi nhiều đơn vị vẫn vô tư nhập hàng nông sản nhiễm dịch hại về bán cho người tiêu dùng.

Mới đây nhất, công ty TNHH Đầu tư thương mại XNK T.Q. (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đứng tờ khai nhập khẩu 50 tấn me đã bóc vỏ. Lô hàng có xuất xứ Indonesia, đóng trong 1.000 bao với tổng giá trị trên 330 triệu đồng. Theo cơ quan hải quan, đây là hàng thuộc danh mục phải kiểm dịch thực vật.

Theo kết quả kiểm tra, lô hàng nói trên nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier (còn sống). Phát hiện lô hàng nhiễm dịch bệnh nguy hại, cơ quan chức năng đã buộc doanh nghiệp phải tái xuất trở lại Indonesia.

Nông sản nhiễm dịch hại, doanh nghiệp vẫn bất chấp... nhập - 1

Ảnh minh hoạ.

Tương tự, cách đây chưa lâu, công ty TNHH TM-DV-XNK L.V. (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng đứng tờ khai nhập 50 tấn me đã bóc vỏ, trị giá khoảng 340 triệu đồng từ Indonesia về cảng Cát Lái.

Sau khi tiến hành kiểm tra, chi cục Kiểm dịch vùng 2 (TP.HCM) đã thông báo lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam do nhiễm dịch hại. Trước sự việc này, cơ quan hải quan buộc L.V. phải tái xuất lô hàng nói trên.

Một trường hợp khác, công ty TNHH Thương mại Đ.K. (quận Bình Thạnh) đứng tên mở tờ khai hải quan trên 1.400 thùng (13 tấn) nước ép trái cây, trái cây nghiền các loại, có xuất xứ từ Ấn Độ về cảng Cát Lái. Theo quy định lô hàng phải kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy, lô hàng không đạt yêu cầu chất lượng.

Trước sự việc, chi cục Hải quan khu vực 1 (đơn vị quản lý cảng Cát Lái) đã quyết định xử phạt doanh nghiệp này 30 triệu đồng và buộc tái xuất lô hàng nói trên.

Trong năm 2016, chỉ trong gần 4 tháng (22/8 – 6/12), lực lượng hải quan tại cảng Cát Lái cũng đã phát hiện hàng trăm tấn me nhập khẩu từ Indonesia bị nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier (còn sống) và buộc tái xuất.

Ngoài lạc (đậu phộng - PV), me, hàng loạt nông sản khác như ca cao, đậu cô-ve, hạt muồng... từ Indonesia, Ấn Độ, Senegan... có nguy cơ nhiễm dịch hại cao cũng đang xuất hiện và bày bán tràn lan trên thị trường.

Ông Lê Nguyên Linh, Phó Chi cục trưởng chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho hay: “Trong tổng số trên 600 vụ vi phạm từ đầu năm đến nay tại cảng Cát Lái có đến 50 vụ liên quan tới hàng hóa nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Các mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng... Chỉ riêng trong tháng 10/2017, có đến 50 lô hàng nhập khẩu, phần nhiều là thực phẩm không đạt chất lượng cũng đã bị lực lượng hải quan cảng Cát Lái phát hiện và ngăn chặn”.

Cấm vẫn bày bán

Theo tìm hiểu của PV, trên thị trường hiện nay, lạc Ấn Độ vẫn được chào bán nhan nhản, dù từ đầu năm Việt Nam đã chính thức ngừng nhập khẩu loại nông sản này do nhiễm dịch Caryedon Serratus Olivier (còn sống). Loại côn trùng nguy hại này thuộc đối tượng kiểm dịch nhóm 1, có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật.

Trong vai người cần nguồn hàng lạc Ấn Độ, PV tiếp cận một đầu mối cung cấp loại hàng này. Người tên Trinh cho biết: “Anh cần số lượng để đưa đi các tỉnh cũng có, nhưng nếu giao hàng ở các địa phương đó thì phải tính chi phí cụ thể từng đơn hàng. Bên em sẽ tính toán lại, nếu số lượng lớn, đủ chuyến xe, có thể bên em sẽ giao tận nơi cho anh miễn phí”.

Thực tế ghi nhận đang có rất nhiều tổ chức, cá nhân vẫn cung cấp lạc từ Ấn Độ. Người tên Ký giới thiệu là có cơ sở ở huyện Hóc Môn, TP.HCM cam kết cung cấp số lượng lớn, nguồn cung ổn định. Đặc biệt, ông này còn khẳng định, giá của cơ sở hiện tốt nhất thị trường khi có mối hàng quen ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, khi PV đề cập đến lệnh ngừng nhập khẩu và dịch hại đối với loại lạc Ấn Độ, những người này lại tìm cách lảng tránh. “Ai nói là có dịch hại, lạc này có giấy chứng nhận của Ấn Độ đàng hoàng, người ta dùng bao nhiêu năm nay có sao đâu”, ông Ký nói.

Nông sản nhiễm dịch hại, doanh nghiệp vẫn bất chấp... nhập - 2

Bên cạnh lạc, nhiều loại nông sản khác cũng được nhập về Việt Nam bán cho người tiêu dùng như: Me, đậu cô-ve, hạt muồng... cũng có nguy cơ nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier.

Bên cạnh lạc, nhiều loại nông sản khác cũng được nhập về Việt Nam bán cho người tiêu dùng như: Me, đậu cô-ve, hạt muồng... Đây là những sản phẩm nông sản có nguy cơ nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier (còn sống).

Sở dĩ, các loại nông sản này được nhập về nhiều là do giá rẻ và tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng. Điển hình, theo tìm hiểu của PV, hiện nay, giá me của Indonesia đang bán trên Alibaba chỉ có 650 – 700 USD/tấn (tương đương khoảng 15 triệu đồng), thậm chí có nhà cung cấp chỉ bán ra với giá 300 – 400 USD/tấn (chỉ khoảng 9 triệu đồng).

Thực tế, những doanh nghiệp nhập me từ Indonesia cũng chỉ với giá 6 - 7 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán me của một số nhà cung cấp trong nước đang ở mức rất cao. Điển hình, một doanh nghiệp cung cấp me (sống – chín) ở quận 8 đang báo giá 60.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi tấn me có giá tới 60 triệu đồng, nếu so với me Indonesia thì chênh lệch rất lớn.

Cũng vậy, lạc Ấn Độ đang bán trên Alibaba với giá 600 USD/tấn (khoảng 13 triệu đồng), trong khi giá của sản phẩm trong nước đang bán ra 50.000 đồng/kg (tương đương 50 triệu đồng/tấn), cao hơn rất nhiều so với hàng ngoại.

“Nếu họ nhập về và bán với giá bằng sản phẩm trong nước thì nguồn lợi nhuận là khổng lồ”, ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc một doanh nghiệp phân phối hàng nông sản ở quận Thủ Đức, TP.HCM chia sẻ.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Hải, đoàn Luật sư TP.HCM phân tích: “Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp, kể cả các loại nông sản này có nhiễm dịch hại hay không để nhập khẩu. Nếu trót lọt, ngoài không an toàn cho người tiêu dùng thì còn đó hàng loạt hệ lụy khác kéo theo, nhất là đưa loại dịch hại này vào Việt Nam. Tôi cho rằng, nếu phát hiện lô hàng nhiễm dịch hại, trong bối cảnh Việt Nam đã có lệnh ngừng nhập khẩu thì nên tịch thu và tiêu hủy, đồng thời xử phạt đơn vị nhập khẩu”.

Lệnh tạm ngừng có hiệu lực từ tháng 5/2017

Một lãnh đạo chi cục Kiểm dịch vùng 2 cho biết: “Từ tháng 3/2017, Bộ trưởng bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã ký quyết định tạm ngừng 5 loại nông sản: Lạc, hạt muồng, ca cao, đậu cô-ve và me từ Ấn Độ và có hiệu lực sau đó 60 ngày. Nguyên nhân là những loại nông sản nói trên nguy cơ cao nhiễm dịch hại Caryedon Serratus Olivier. Thực tế, trong năm 2016, Việt Nam đã phát hiện hơn 3.000 tấn lạc, 24 tấn me và trong những tháng đầu năm 2017 tiếp tục có thêm gần 400 tấn lạc nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam bị nhiễm Caryedon Serratus Olivier

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh Tùng (Người đưa tin)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN