Nông dân Thanh Hóa chạy đua gặt lúa sau bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có mưa, người nông dân lo lắng diện tích lúa sắp thu hoạch có nguy cơ bị ngập úng nên đã tranh thủ gặt ngay sau khi bão tan.

Trong hai ngày 8 và 9-9, nông dân các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc đã tranh thủ ra đồng gặt lúa nhằm giảm thiểu thiệt hại do có nhiều diện tích lúa ngập úng trước, trong và sau bão số 3.

Trong hai ngày 8 và 9-9, nông dân các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc đã tranh thủ ra đồng gặt lúa nhằm giảm thiểu thiệt hại do có nhiều diện tích lúa ngập úng trước, trong và sau bão số 3.

Đối với những diện tích lúa bị ngập úng, ngã đổ sau cơn bão số 3 có nguy cơ mọc mầm, nông dân tranh thủ gặt trước dù lượng hạt chín trên mỗi bông lúa chỉ khoảng 65 đến 80%.

Đối với những diện tích lúa bị ngập úng, ngã đổ sau cơn bão số 3 có nguy cơ mọc mầm, nông dân tranh thủ gặt trước dù lượng hạt chín trên mỗi bông lúa chỉ khoảng 65 đến 80%.

Ghi nhận của PLO tại xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, nhiều diện tích lúa bị ngập úng nặng không thể sử dụng máy, nông dân phải gặt thủ công nên tiến độ chậm khiến năng suất bị ảnh hưởng.

Ghi nhận của PLO tại xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, nhiều diện tích lúa bị ngập úng nặng không thể sử dụng máy, nông dân phải gặt thủ công nên tiến độ chậm khiến năng suất bị ảnh hưởng.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Hưng (thôn Mỹ Khê, xã Ba Đình, huyện Nga Sơn) cho biết gia đình có khoảng 7 sào lúa, dự kiến khoảng cuối tháng 9 mới đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, do mưa liên tục từ trước, trong và sau bão số 3, cùng với gió lốc nên nhiều diện tích lúa bị đổ, ngập úng, cần phải thu hoạch ngay.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Hưng (thôn Mỹ Khê, xã Ba Đình, huyện Nga Sơn) cho biết gia đình có khoảng 7 sào lúa, dự kiến khoảng cuối tháng 9 mới đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, do mưa liên tục từ trước, trong và sau bão số 3, cùng với gió lốc nên nhiều diện tích lúa bị đổ, ngập úng, cần phải thu hoạch ngay.

Theo bà Hưng, diện tích lúa thu hoạch sớm hơn dự kiến đã ảnh hưởng đến năng suất vụ này. Bình thường khoảng 2 tạ lúa/sào thì nay chỉ khoảng hơn 1 tạ lúa/sào. Nếu để lúa ngâm nước quá lâu sẽ dễ bị thối, thiệt hại càng lớn hơn.

Theo bà Hưng, diện tích lúa thu hoạch sớm hơn dự kiến đã ảnh hưởng đến năng suất vụ này. Bình thường khoảng 2 tạ lúa/sào thì nay chỉ khoảng hơn 1 tạ lúa/sào. Nếu để lúa ngâm nước quá lâu sẽ dễ bị thối, thiệt hại càng lớn hơn.

Anh Nguyễn Hữu Phi (ngụ huyện Nga Sơn) cho hay gia đình anh có 3,5 sào lúa bị ngã đổ, ngập nước do bão số 3 gây ra. Để kịp thu hoạch, anh phải thuê 8 người gặt tay với chi phí hơn 300 ngàn đồng/người nên nhiều khả năng vụ này gia đình anh sẽ bị thua lỗ.

Anh Nguyễn Hữu Phi (ngụ huyện Nga Sơn) cho hay gia đình anh có 3,5 sào lúa bị ngã đổ, ngập nước do bão số 3 gây ra. Để kịp thu hoạch, anh phải thuê 8 người gặt tay với chi phí hơn 300 ngàn đồng/người nên nhiều khả năng vụ này gia đình anh sẽ bị thua lỗ.

“Nông dân trồng lúa như chúng tôi nếu thời tiết thuận lợi thì lời được bát phở, không thuận thì bỏ công sức đổi lấy lúa gạo để ăn” - anh Phi chia sẻ.

“Nông dân trồng lúa như chúng tôi nếu thời tiết thuận lợi thì lời được bát phở, không thuận thì bỏ công sức đổi lấy lúa gạo để ăn” - anh Phi chia sẻ.

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nhiều diện tích lúa mới đạt tỉ lệ chín khoảng 65-70% nhưng do bị ngã đổ nên người nông dân vẫn phải thu hoạch đem về nhà.

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nhiều diện tích lúa mới đạt tỉ lệ chín khoảng 65-70% nhưng do bị ngã đổ nên người nông dân vẫn phải thu hoạch đem về nhà.

Tại huyện Hà Trung, ông Lê Văn Dũng cho biết gia đình ông có diện tích lúa ở đồng trũng. Vì vậy, khi mưa lớn là xảy ra ngập, thậm chí phải đi mò lúa nên sau bão gia đình tranh thủ gặt lúa sớm hơn dự kiến dù năng suất không đạt như kỳ vọng.

Tại huyện Hà Trung, ông Lê Văn Dũng cho biết gia đình ông có diện tích lúa ở đồng trũng. Vì vậy, khi mưa lớn là xảy ra ngập, thậm chí phải đi mò lúa nên sau bão gia đình tranh thủ gặt lúa sớm hơn dự kiến dù năng suất không đạt như kỳ vọng.

Theo đại diện một số doanh nghiệp nông sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay giá thu mua lúa khoảng từ 6.800 đến 7.000 đồng/kg. "Tuy chất lượng gạo thành phẩm chỉ đạt 70% nhưng doanh nghiệp vẫn bao tiêu cho người dân để tái đầu tư sản xuất" - lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết.

Theo đại diện một số doanh nghiệp nông sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hiện nay giá thu mua lúa khoảng từ 6.800 đến 7.000 đồng/kg. "Tuy chất lượng gạo thành phẩm chỉ đạt 70% nhưng doanh nghiệp vẫn bao tiêu cho người dân để tái đầu tư sản xuất" - lãnh đạo một doanh nghiệp cho biết.

Thông tin từ Sở NN&PTNT Thanh Hóa, hiện sở đã có văn bản đề nghị các địa phương trong tỉnh huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị, tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch triệt để diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và các cây trồng khác đã đến thời điểm thu hoạch.

Thông tin từ Sở NN&PTNT Thanh Hóa, hiện sở đã có văn bản đề nghị các địa phương trong tỉnh huy động tối đa nhân lực, máy móc thiết bị, tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch triệt để diện tích lúa đã chín từ 80% trở lên và các cây trồng khác đã đến thời điểm thu hoạch.

Cũng theo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, sau bão có gần 2.000ha lúa tại Thanh Hóa đổ, ngã. Nhiều diện tích lúa được ghi nhận sau khi thu hoạch đã mọc mầm nên nông dân đang gấp rút chạy đua”để gặt lúa sau mưa lũ.

Cũng theo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, sau bão có gần 2.000ha lúa tại Thanh Hóa đổ, ngã. Nhiều diện tích lúa được ghi nhận sau khi thu hoạch đã mọc mầm nên nông dân đang gấp rút chạy đua”để gặt lúa sau mưa lũ.

Nguồn: [Link nguồn]

Những chiếc bánh trung thu “3 không”: Không nhãn mác, không nguồn gốc, không hạn sử dụng được giới thiệu là “bánh nhà làm”, “bánh handmade”… bày bán tràn lan tại nhiều chợ ở TPHCM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo ĐẶNG TRUNG ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN