Nông dân miền Tây tiết lộ bí quyết bắt 'vua đào hang', kiếm mỗi ngày nửa triệu

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chẳng cần đi soi đêm hay đào hang, chỉ với chiếc bẫy chuột, những người nông dân ở miền Tây vẫn thu hoạch gần 10kg chù ụ, bán được nửa triệu đồng mỗi ngày.

Chù ụ thuộc họ nhà cua, có thân màu tím, càng màu đỏ, phần mai xù xì và nhiều gai. Chúng thường sinh sống ở các bãi bồi, nơi sông đổ ra biển hoặc các cánh rừng phòng hộ ven biển.

Ngoại hình chù ụ khá giống con ba khía nhưng kích thước nhỉnh hơn. Ảnh: H.B.

Ngoại hình chù ụ khá giống con ba khía nhưng kích thước nhỉnh hơn. Ảnh: H.B.

Những năm gần đây, giá chù ụ ổn định ở mức trên dưới 50.000 đồng/kg nên người dân các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau) thường bắt số lượng lớn nhập cho thương lái.

Khác với việc đi soi đêm, bắt “chụp” bằng tay, đào hang chỉ có năng suất thấp như trước kia, nay người dân thường chọn cách đặt bẫy vì mang hiệu quả cao hơn nhiều.

Bẫy để săn chù ụ làm giống bẫy chuột nhưng nhỏ hơn, mồi đặt bằng lá cây đước.

Nông dân miền Tây tiết lộ bí quyết bắt 'vua đào hang', kiếm mỗi ngày nửa triệu - 2

Săn chù ụ bằng bẫy chuột, mồi lá cây là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Ảnh: H.B.

Săn chù ụ bằng bẫy chuột, mồi lá cây là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Ảnh: H.B.

Chị Nguyễn Tuyết Lộc (ngụ xã Tam Giang, huyện Năm Căn) cho hay chù ụ tuy chậm chạp nhưng là “vua đào hang". Từ một hang nhỏ trên mặt đất, càng sâu xuống hang càng rẽ ra nhiều nhánh lớn nhỏ khác nhau, luồn lách giữa những chùm rễ đước chằng chịt. Điều này giúp chù ụ dễ dàng lẩn trốn khi bị đuổi bắt.

Quyết định đến sự thành bại của một buổi "đi săn", theo chị Lộc, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Bởi trời mưa sẽ làm ngập hang, dẫn đến mất dấu chù ụ, khó xác định ví trị để đặt bẫy.

“Hang nào miệng to, sâu, bùn đất bị đẩy lên trên nhiều là chỗ có chù ụ lớn. Tôi đặt bẫy vào đó, chù ụ chui ra kiếm ăn sẽ sập bẫy.

Với những con sống sâu trong rừng đước, chúng sẽ đắp đất lên cao vì đây là đường thở khi nước thủy triều dâng. Khi đó để bắt chù ụ, tôi gạt bằng miệng hang trước".

Nông dân miền Tây tiết lộ bí quyết bắt 'vua đào hang', kiếm mỗi ngày nửa triệu - 4

các thợ săn len lỏi khắp rừng đước đặt bẫy chù ụ. Ảnh: H.B

các thợ săn len lỏi khắp rừng đước đặt bẫy chù ụ. Ảnh: H.B

Thường 8h sáng, chị Lộc bơi xuồng đặt bẫy, khoảng 4 tiếng sau ra thăm.

"Mỗi ngày tôi đặt khoảng 250 bẫy, thu về được gần 10kg chù ụ” - chị Lộc chia sẻ.

Thoạt nghe thì đơn giản nhưng nữ nông dân này cho biết không phải ai cũng có thể đặt được bẫy, do phải biết cách nhận diện hang chù ụ.

"Hang ổ của chúng thường nằm quanh mé bờ, ưa nhất là nơi rậm rạp như rễ cây mắm, cây đước" - chị tiết lộ.

Nông dân miền Tây tiết lộ bí quyết bắt 'vua đào hang', kiếm mỗi ngày nửa triệu - 6

Nhờ vào việc săn bắt chù ụ, người dân vùng Đất Mũi có thể kiếm 500.000 đồng/ngày. Ảnh: H.B

Nhờ vào việc săn bắt chù ụ, người dân vùng Đất Mũi có thể kiếm 500.000 đồng/ngày. Ảnh: H.B

Khâu bảo quản, chế biến chù ụ khá kỳ công.

Theo kinh nghiệm của người dân, chù ụ sau khi được bắt về phải cho ngay vào nước đá gây tê, tránh cảnh kẹp nhau gãy càng. Sau công đoạn rửa sạch, chúng được thương lái thu mua với giá 50.000-65.000 đồng/kg.

Theo người dân địa phương, chù ụ ngon nhất vào khoảng tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Đây là thời điểm chù ụ nhiều gạch, chắc thịt, thịt thơm ngon và béo ngậy hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Thứ đặc sản này là "lộc trời" ở vùng biển miền Trung, nhiều nhất là ở Thanh Hóa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Tuyên ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN