Nông dân Đà Nẵng "cay mắt" dù đón một vụ ớt được mùa

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đón một vụ ớt được mùa, cây trĩu trái nhưng những hộ nông dân ở thôn Bồ Bản (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại "khóc dở" vì ngại dịch COVID - 19, sức mua giảm nên thương lái không mặn mà thu mua.

Những ngày qua, bà Phạm Thị Bốn (thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) "nóng ruột" với 1 sào rưỡi ớt xanh đang vào vụ. Năm nay, cả vùng trồng ớt được mùa, thế nhưng người dân lại "khóc dở" vì không bán được.

Những ngày qua, bà Phạm Thị Bốn (thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) "nóng ruột" với 1 sào rưỡi ớt xanh đang vào vụ. Năm nay, cả vùng trồng ớt được mùa, thế nhưng người dân lại "khóc dở" vì không bán được.

"Năm nay, ớt vào vụ ngay đúng đợt dịch COVID - 19 bùng phát trở lại nên nông dân chúng tôi điêu đứng. Dịch bệnh khiến sức mua giảm sút khi các quán ăn, nhà hàng đóng cửa, các chợ cũng ế ẩm. Thông thường thời điểm này, thương lái từ các chợ đầu mối, chợ lớn tấp nập về đây thu mua ớt, nhưng năm nay không thấy ai", bà Bốn ngậm ngùi.

"Năm nay, ớt vào vụ ngay đúng đợt dịch COVID - 19 bùng phát trở lại nên nông dân chúng tôi điêu đứng. Dịch bệnh khiến sức mua giảm sút khi các quán ăn, nhà hàng đóng cửa, các chợ cũng ế ẩm. Thông thường thời điểm này, thương lái từ các chợ đầu mối, chợ lớn tấp nập về đây thu mua ớt, nhưng năm nay không thấy ai", bà Bốn ngậm ngùi.

Không chỉ riêng bà Bốn, gần 30 hộ trồng ớt ở thôn Bồ Bản cũng đứng ngồi không yên gần nửa tháng nay khi ớt được mùa, trĩu cây mà không biết bán cho ai. Lo mất trắng, mấy ngày đầu, bà Trương Thị Tuyết cũng cất công thu hoạch ớt rồi mang xuống chợ Cồn, chợ Đống Đa... để bán, vớt vát được chút nào hay chút đó nhưng cũng chỉ bán được đôi ba chục kí ớt. "Thà như mọi năm, được mùa mất giá nhưng dù rẻ vẫn có thương lái thu mua, chừ thì đến bóng thương lái cũng không thấy luôn", bà Tuyết nói.

Không chỉ riêng bà Bốn, gần 30 hộ trồng ớt ở thôn Bồ Bản cũng đứng ngồi không yên gần nửa tháng nay khi ớt được mùa, trĩu cây mà không biết bán cho ai. Lo mất trắng, mấy ngày đầu, bà Trương Thị Tuyết cũng cất công thu hoạch ớt rồi mang xuống chợ Cồn, chợ Đống Đa... để bán, vớt vát được chút nào hay chút đó nhưng cũng chỉ bán được đôi ba chục kí ớt. "Thà như mọi năm, được mùa mất giá nhưng dù rẻ vẫn có thương lái thu mua, chừ thì đến bóng thương lái cũng không thấy luôn", bà Tuyết nói.

Ớt Bồ Bản thường được thu hoạch từ khoảng tháng 4 âm lịch đến tận tháng 7 âm lịch. Để cây ớt cho quả đều quanh mùa, các hộ phải thường xuyên cuốc luống để dẫn nước vào ruộng ớt, làm cỏ, hái ớt... Nếu được giá, mỗi kg ớt có thể bán được 15.000 đến 20.000 đồng.

Ớt Bồ Bản thường được thu hoạch từ khoảng tháng 4 âm lịch đến tận tháng 7 âm lịch. Để cây ớt cho quả đều quanh mùa, các hộ phải thường xuyên cuốc luống để dẫn nước vào ruộng ớt, làm cỏ, hái ớt... Nếu được giá, mỗi kg ớt có thể bán được 15.000 đến 20.000 đồng.

Theo ông Đinh Tiện, Tổ trưởng Tổ hợp tác mô hình ớt Bồ Bản, vùng ớt này được quy hoạch từ năm 2014 với diện tích khoảng 1,3ha. Đặc biệt, ớt Bồ Bản phải thường xuyên thu hoạch vì là giống ớt xanh, nếu để ớt chín đỏ cây sẽ héo rũ và chết.

Theo ông Đinh Tiện, Tổ trưởng Tổ hợp tác mô hình ớt Bồ Bản, vùng ớt này được quy hoạch từ năm 2014 với diện tích khoảng 1,3ha. Đặc biệt, ớt Bồ Bản phải thường xuyên thu hoạch vì là giống ớt xanh, nếu để ớt chín đỏ cây sẽ héo rũ và chết.

Những ngày qua, Hội Nông dân xã Hòa Phong phối hợp với Hội Nông dân TP Đà Nẵng hỗ trợ nông dân “giải cứu” ớt thông qua mạng xã hội zalo. Trước mắt, 1,5 tấn ớt ùn ứ từ đầu mùa dịch đã được Hội Nông dân các quận, các phường cùng một số đơn vị hỗ trợ giải quyết.

Những ngày qua, Hội Nông dân xã Hòa Phong phối hợp với Hội Nông dân TP Đà Nẵng hỗ trợ nông dân “giải cứu” ớt thông qua mạng xã hội zalo. Trước mắt, 1,5 tấn ớt ùn ứ từ đầu mùa dịch đã được Hội Nông dân các quận, các phường cùng một số đơn vị hỗ trợ giải quyết.

Ông Bùi Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phong cho biết, khi có đơn hàng đặt mua, Hội sẽ cùng với Tổ hợp tác phân phối cho các gia đình hái ớt, mỗi gia đình từ vài đến vài chục kg để đảm bảo hộ nào cũng bán được ớt. Trước mắt, lượng ớt ùn ứ thời gian qua đã cơ bản được bán hết.

Ông Bùi Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phong cho biết, khi có đơn hàng đặt mua, Hội sẽ cùng với Tổ hợp tác phân phối cho các gia đình hái ớt, mỗi gia đình từ vài đến vài chục kg để đảm bảo hộ nào cũng bán được ớt. Trước mắt, lượng ớt ùn ứ thời gian qua đã cơ bản được bán hết.

"Tuy nhiên, khác với các nông sản khác, ớt xanh ngày nào cũng phải thu hoạch. Hiện, trung bình mỗi ngày, các hộ ở vùng trồng ớt Bồ Bản thu hoạch khoảng 300kg ớt. Việc hỗ trợ tiêu thụ cũng khó hơn các nông sản khác vì chỉ cần mua 1 – 2kg ớt là một gia đình có thể để ăn cả tháng. Điều chúng tôi lo nhất là nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài như thế này, số ớt sắp thu hoạch không biết sẽ giải quyết như thế nào", ông Dũng nói. Trong ảnh, ông Dũng đang cân đối số ớt đặt hàng để phân chia cho các hộ tiến hành hái ớt.

"Tuy nhiên, khác với các nông sản khác, ớt xanh ngày nào cũng phải thu hoạch. Hiện, trung bình mỗi ngày, các hộ ở vùng trồng ớt Bồ Bản thu hoạch khoảng 300kg ớt. Việc hỗ trợ tiêu thụ cũng khó hơn các nông sản khác vì chỉ cần mua 1 – 2kg ớt là một gia đình có thể để ăn cả tháng. Điều chúng tôi lo nhất là nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài như thế này, số ớt sắp thu hoạch không biết sẽ giải quyết như thế nào", ông Dũng nói. Trong ảnh, ông Dũng đang cân đối số ớt đặt hàng để phân chia cho các hộ tiến hành hái ớt.

Theo ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hòa Vang, cho biết, Bưu điện TP Đà Nẵng đã liên hệ với Hội để hỗ trợ tiêu thụ ớt xanh Bồ Bản ùn ứ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 thông qua sàn thương mại điện tử của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (PostMart.vn). "Thời gian qua, thông qua các kênh của Hội Nông dân, chúng tôi đã hỗ trợ người dân tiêu thụ số ớt bị ùn ứ. Nhưng về lâu về dài, đó vẫn chỉ là giải pháp tạm thời bởi sản lượng ớt mỗi ngày là rất lớn. May mắn là Bưu điện TP đã hỗ trợ đưa ớt Bồ Bản lên "sàn", đồng thời, hỗ trợ toàn bộ cước phí vận chuyển cho nông dân Bồ Bản để tạo đầu ra ổn định trong thời gian tới", ông Vân nói thêm.

Theo ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hòa Vang, cho biết, Bưu điện TP Đà Nẵng đã liên hệ với Hội để hỗ trợ tiêu thụ ớt xanh Bồ Bản ùn ứ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 thông qua sàn thương mại điện tử của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (PostMart.vn). "Thời gian qua, thông qua các kênh của Hội Nông dân, chúng tôi đã hỗ trợ người dân tiêu thụ số ớt bị ùn ứ. Nhưng về lâu về dài, đó vẫn chỉ là giải pháp tạm thời bởi sản lượng ớt mỗi ngày là rất lớn. May mắn là Bưu điện TP đã hỗ trợ đưa ớt Bồ Bản lên "sàn", đồng thời, hỗ trợ toàn bộ cước phí vận chuyển cho nông dân Bồ Bản để tạo đầu ra ổn định trong thời gian tới", ông Vân nói thêm.

Trái cây đầu mùa giá rẻ chưa từng thấy

Mặc dù đang bắt đầu vào vụ nhưng nhiều loại trái cây bán lẻ ngoài thị trường có giá rất rẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Giang Thanh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN