Những kiểu bán hàng mới trong mùa dịch của các tiểu thương

Nhiều tiểu thương đã tìm đủ cách để có thể bán được hàng, kiếm nguồn thu nhập.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại TPHCM, hơn 100 chợ truyền thống đang phải tạm ngưng hoạt động để phòng, chống COVID-19, điều này buộc các tiểu thương phải xoay đủ cách để tiếp tục kinh doanh.

Chị Hoa, một tiểu thương bán thịt ở chợ tạm trên đường Hiệp Bình (thành phố Thủ Đức) cho biết trên VnExpress, cả tuần nay khi bắt buộc phải đóng cửa hàng theo lệnh của cơ quan chức năng để phòng dịch, tối nào chị cũng nhắn tin những khách quen để lên đơn hàng và đóng gói sẵn.

"Để giao tận nhà, mỗi khách sẽ đặt mua số lượng thịt tối thiểu 3 kg. Mỗi ngày, tôi giao cũng được vài chục kg cho khách", chị nói và cho biết, tuy doanh số bán giảm hơn trước nhưng vẫn có nguồn thu nhập để cầm cự qua dịch.

Còn tại chợ Phùng Hưng tại quận 5, để hỗ trợ bà con tiểu thương kinh doanh tại đây, Ban quản lý chợ đã cập nhật tên và số điện thoại các tiểu thương trên Facebook của chợ để khách mua hàng tiện liên lạc.

Ban quản lý chợ Phùng Hưng (quận 5) đăng tải thông tin các tiểu thương.

Ban quản lý chợ Phùng Hưng (quận 5) đăng tải thông tin các tiểu thương.

Không chỉ có thịt, đủ các mặt hàng thực phẩm tại chợ Phùng Hưng như tôm, cua, cá, rau, củ, quả,... đến tạp phẩm, bánh kẹo hay đồ ăn vặt đều đã được "niêm yết online" trên mạng xã hội. Thậm chí, danh bạ đội ngũ xe ôm của chợ cũng đã "online".

Tiểu thương Phan Văn Tài (An Giang) nhiều ngày nay không có chỗ ngồi bán cá cố định tại chợ, thay vào đó anh bán trên xe máy lưu động. Khi đi đường có khách gọi thì tiểu thương này dừng xe để bán hàng. Nếu khách liên hệ qua điện thoại, tiện đường anh Tài sẽ giao hàng tận nơi, hoặc yêu cầu khách đặt xe ôm qua lấy cá.

Cũng áp dụng việc bán hàng qua điện thoại nhưng Ban quản lý (BQL) chợ Xã Tây (Q.5, TPHCM) lại nghĩ ra sáng kiến "đi chợ hộ". Cụ thể, BQL đăng số điện thoại, danh sách các tiểu thương bán thịt, cá, trứng, rau...; giá cả từng ngày lên website của chợ Xã Tây để người dân biết.

Khi mua hàng, người dân chỉ cần gọi vào đường dây nóng của chợ, đơn vị có người tiếp nhận, ghi lại đơn hàng và cử người mua hộ...; sau đó đi giao tận nhà cho bà con trong khu vực quận 5. Tiền hàng lấy từ khách sẽ đưa về trả lại cho người bán.

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người mua và người bán dễ dàng kết nối giữa mùa dịch.

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, người mua và người bán dễ dàng kết nối giữa mùa dịch.

Việc bán hàng trên xe lưu động hoặc qua điện thoại cũng được các tiểu thương tại chợ đầu mối Hóc Môn áp dụng trong những ngày chợ tạm đóng cửa. Ngày thường, có tới 4.000 người thường xuyên giao dịch trực tiếp tại chợ nên nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các mối hàng quen là rất lớn. Việc duy trì hình thức liên lạc qua điện thoại hoặc các phương thức trực tuyến khác là rất quan trọng để giữ kết nối đó.

Chị Minh Nguyệt đã buôn bán ở chợ Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận, TPHCM) hơn 20 năm theo kiểu truyền thống "tiền trao, cháo múc". Nhưng từ khi có dịch bệnh đã làm thay đổi tất cả. "Chợ vắng hoe, cả ngày không được mấy đơn hàng. Đầu năm nay, một người quen hướng dẫn tôi đăng ký mở quầy hàng trên các ứng dụng, trang thương mại điện tử… khách đặt hàng nhiều hơn. Mình chỉ cần chuẩn bị sẵn theo đơn hàng, có tài xế công nghệ đến lấy mang đi, tiền cũng trả online" – chị Nguyệt nói trên Tiền Phong. Hình thức kinh doanh này giúp chị Nguyệt cầm cự suốt hai tháng dịch vừa qua.

Nhắc đến sâu, nhiều chị em chạy ”té khói” nhưng nhộng của loài sâu này lại là đặc sản ”vạn người mê”

Những con sâu muồng béo núc, đậu chi chít trên lá cây khiến nhiều thực khách không khỏi rùng mình, khiếp sợ. Thế nhưng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN