Những cây trám khổng lồ ở Lạng Sơn vào mùa hái cả tạ quả ngon

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Thời điểm này, ở các xã miền núi huyện Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... của tỉnh Lạng Sơn, bà con đang hối hả vào mùa thu hoạch trám đen. Mỗi vụ trám, nhiều hộ nông dân xứ Lạng có thể thu nhập tới cả chục triệu đồng từ mỗi cây trám.

Trám là một loại quả đặc sản tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu...Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, người dân cho biết, quả trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm các món kho, sốt với cá..., đặc biệt nếu làm món xôi trám đen thì ngon "quên sầu".

Trám đen dùng làm các món kho, sốt với cá..., đặc biệt nếu làm món xôi trám đen thì ngon "quên sầu".

Trám đen dùng làm các món kho, sốt với cá..., đặc biệt nếu làm món xôi trám đen thì ngon "quên sầu".

Quả trám hình thoi, khi chín có màu tím thẫm, cùi màu vàng, hạt nhọn hai đầu, nhân hạt trắng ngần. Mùa thu hoạch trám bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, sau đó quả tự chín và rụng dần. Trước đây cây trám đen thường chỉ được trồng để lấy gỗ hoặc lấy quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày ở nông thôn.

Nay quả trám đen lại trở thành một thứ đặc sản hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên cây trám cũng được nhân rộng diện tích, sản xuất hàng hóa để xuất bán ở nhiều nơi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã miền núi của xứ Lạng.

Trước đây trám đen được trồng chủ yếu trong rừng, trên đồi nên quá trình thu hái rất vất vả.

Trước đây trám đen được trồng chủ yếu trong rừng, trên đồi nên quá trình thu hái rất vất vả.

Theo trải nghiệm của PV Báo điện tử DANVIET.VN, trám ở xứ Lạng thường là cây to có đường kính 1 người lớn ôm không xuể, thân thẳng nên rất khó khăn trong việc thu hái. Cây trám đen lâu năm có chiều cao trên 20m, đường kính lên tới 90cm, thân cây to, tán xòe rộng. Để trèo lên độ cao như vậy phải là người gan dạ, có kinh nghiệm mới dám đứng trên cành trám dùng cây sào dài đập quả. Quả trám tươi cứng rơi từ trên cao xuống, người ở dưới phải đội mũ đề phòng khi đang nhặt bị quả rơi trúng đầu.

Ở Lạng Sơn có nhiều cây trám to cao, khổng lồ và thân trơn nên việc trèo hái rất vất vả.

Ở Lạng Sơn có nhiều cây trám to cao, khổng lồ và thân trơn nên việc trèo hái rất vất vả.

Tra đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, Ông Hứa Văn Độ, xóm Phai Kéo, bản Phai Lừa, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan cho biết: "Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm thu hoạch một mùa. Trước đây, người dân ít để ý chăm bón, chỉ để cây phát triển tự nhiên, bởi trồng từ 7 - 8 năm mới cho thu hoạch. Nhưng nay, do giá trị kinh tế cao nên nhiều người đã mang ghép để trồng cho thu hoạch nhanh mà cây thấp dễ hái...".

Cây trám đặc biệt thương lái Trung Quốc thu với giá cao ngất của gia đình ông Độ năm nay khá nhiều quả, tuy nhiên cây cao khó trèo nên gia đình ông phải thuê người trèo hái.

Cây trám đặc biệt thương lái Trung Quốc thu với giá cao ngất của gia đình ông Độ năm nay khá nhiều quả, tuy nhiên cây cao khó trèo nên gia đình ông phải thuê người trèo hái.

"Vườn trám của gia đình tôi đều là là cây cổ thụ trồng từ nhiều đời trước nên cây cao và rất khó khăn trong thu hoạch. Nhiều năm gia đình phải thuê người trèo chứ gia đình không tự thu hái được. Năm ngoái gia đình tôi thu được 3- 4 tạ quả bán với giá trung bình 50.000 đồng/kg. Năm nay vườn ít quả hơn, dự kiến thu 2-3 tạ nhưng bù lại trám được giá hơn. Hiện người dân đang thu hoạch bán với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg", ông Độ tiết lộ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.

Tại các chợ, trám đen luôn đắt khách, đông nghịt người đổ xô lựa chọn những bao trám đầu mùa.

Tại các chợ, trám đen luôn đắt khách, đông nghịt người đổ xô lựa chọn những bao trám đầu mùa.

Trám đen là món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn, trước khi ăn phải om trám cho mềm rồi tách hạt sau đó làm những món như xôi trám, thịt kho trám, trám ngâm tương..., ăn rất bùi, thơm. Trước đây, trám đen chỉ dùng trong gia đình, bán không được giá nên ít người quan tâm, nay cây trám đem lại giá trị kinh tế cao nên một số hộ dân đang ươm trồng, sau khoảng 4 - 8 năm cho quả.

“Trước đây có câu thơ là "trám bùi để rụng, măng mai để già", nay trám đen không để rụng nữa mà được tận thu, mỗi cây trám là một "cây tiền”, trám sau khi tách lấy thịt thì hạt trám lại được thu lại với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg hạt” - anh Quân, một thương lái buôn trám chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.

Quả trám chứa protid, chất béo, hydrat cacbon, beta- caroten, acid oleannolic, một số khoáng chất: Ca, K, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Cu... và vitamin C. Hạt quả trám chứa các acid béo. Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc nên được dùng trị các bệnh về hầu họng sưng đau, ho nhiều đờm, viêm ruột, lỵ, tiêu chảy, khát nước. Quả trám xanh có tác dụng giải độc.

6 loại đặc sản na Việt đang ”làm mưa làm gió”, cho lãi cực ”khủng”

Miền Bắc đến tầm tháng 8 là lúc bắt đầu vào mùa na - thứ trái cây khiến nhiều người mê mệt bởi hương thơm và vị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Minh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN