Nhộn nhịp bến cá Cửa Lò lúc bình minh
Rạng sáng, tàu thuyền đầy ắp tôm cá liên tục ra vào bến cá Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Trên bờ, các ngư dân, tiểu thương đã nhộn nhịp chờ sẵn lấy hàng đưa đi khắp các huyện, thị để bán.
Bến cá Nghi Thủy nằm ở vị trí cuối nguồn sông Cấm thuộc phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò, Nghệ An). Đây là nơi tàu thuyền của bà con ngư dân ra vào mỗi lúc đi biển đánh bắt hải sản.
Trên bờ là khu chợ kinh doanh các mặt hàng hải sản. Bến cá và chợ được hình thành từ cả trăm năm trước. Đây được xem là chợ hải sản lớn nhất trong vùng. Tiểu thương khắp nhiều nơi về đây mua hàng để bán lại cho người dân ở các khu chợ gần xa trên khắp các huyện, thành, thị.
Từ 4h sáng đến 7h sáng hàng ngày, các tàu thuyền liên tục cập bến với khoang đầy ắp tôm cá sau một đêm dài ra khơi đánh bắt hải sản.
Trên bờ, các ngư dân, tiểu thương đã ngồi chờ sẵn. Mỗi khi tàu thuyền về, người dân lại lội ra để nhận những giỏ nhựa đầy tôm, cá... Hải sản ở bến cá Nghi Thủy rất đa dạng với nhiều loại như cá thu, cá bạc má, cá nục, tôm, cua, ghẹ. Những giỏ hải sản tươi rói được các tiểu thương chia phần nhau mua ngay tại bến.
Hơn 10 năm qua, cứ đều đặn 4h sáng hàng ngày hai mẹ con chị Phùng Thị Hậu (35 tuổi, trú phường Nghi Thủy) lại ra bến cá Nghi Thủy để thu mua lại hải sản của các tàu thuyền về bến. Hải sản mà chị Hậu thường mua là các loại tôm cua, ghẹ, cá, ốc... Hải sản tươi ngon nên chị Hậu luôn cố thu mua thật nhiều để mang đi các khu chợ hải sản bán cho người dân.
Những mớ tôm tép, cá tươi rói vừa được các ngư dân đánh bắt từ biển đưa về bến.
Cảnh nhộn nhịp, tấp nập tại chợ bến cá Nghi Thủy mỗi lúc bình minh lên.
Sau khi mua được đầy chiếc xe, bà Đỗ Thị Hồng (50 tuổi, trú phường Nghi Thủy) lại gói ghém cẩn thận lên chiếc xe máy rồi mang đi các chợ lớn trên địa bàn như huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh để bán.
"Công việc tuy vất vả nhưng cho thu nhập ổn định. Trừ những lúc mưa gió tàu thuyền không ra khơi còn lại ngày nào tôi cũng ra bến làm từ 4h sáng đến 7h sáng hàng ngày. Mỗi sáng kiếm được 100-200 nghìn đồng, tùy lúc nhiều hàng hay ít", ông Lam (trú thị xã Cửa Lò) chia sẻ.
Chỉ cần nuôi con vật này khoảng 1 tháng, người dân đã có thể thu được thứ này, đem bán giá đế 900.000 đồng/kg.
Nguồn: [Link nguồn]