Nhìn như miếng bít tết nhưng lại là bảo vật trị ung thư, giá trị sản lượng 2.200 tỷ đồng/năm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Giống nấm này sinh trưởng chậm và có số lượng vô cùng ít ỏi.

Nấm ngưu chương chi còn có tên gọi khác là ngưu chương cô, là một loại nấm dược liệu truyền thống được mệnh danh là đặc sản của Đài Loan. Chúng sinh trưởng ở trên rừng núi, cách mặt nước biển 450-2.000 mét. Đặc biệt, loại nấm này chỉ mọc trong phần thân cây ngưu chương mục rỗng, hoặc trên bề mặt ẩm ướt của những thân cây đổ ngã.

Tại Đài Loan, nấm ngưu chương chi được xưng tụng là “dược vương” hay “ruby của rừng”, chuyên dùng để trị bệnh gan, u bướu, ung thư và giải độc. Tuy nhiên, loại nấm này sinh trưởng chậm và có số lượng vô cùng ít ỏi.

Ông Diệp Tông Minh là chủ tịch công ty TNHH công nghệ sinh học nấm Thần Nông Đài Loan. Ông được người dân ưu ái gọi là “Ngưu chương đại vương”, bởi công ty của ông sở hữu kho nấm ngưu chương chi lớn nhất Đài Loan. Ngoài ra, công ty này còn xây dựng một trung tâm nuôi trồng giống gốc nấm ngưu chương chi lớn nhất châu Á tại thành phố Đào Viên.

Mỗi năm, công ty cho sản lượng chưa đầy 2 tấn. Họ đưa giống gốc nấm vào trong thân cây ngưu chương, dùng cách trồng nấm theo túi để kích thích ngưu chương chi sinh trưởng nhanh chóng, giúp không bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết. Ông Diệp Tông Minh chủ yếu sản xuất các sản phẩm chức năng, mỹ phẩm và thực phẩm hàng ngày từ nấm ngưu chương chi.

“Mỗi năm, nấm ngưu chương chi Đài Loan có giá trị sản lượng đạt 3 tỷ TWD (2.200 tỷ đồng). Thị trường chủ yếu của loài nấm này là khu vực đại lục của Trung Quốc. Đài Loan và đại lục sẽ có cơ hội hợp tác lớn trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết lập quy phạm, phát triển công nghiệp và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nấm ngưu chương chi” – ông Diệp Tông Minh cho biết.

Nhìn như miếng bít tết nhưng lại là bảo vật trị ung thư, giá trị sản lượng 2.200 tỷ đồng/năm - 1

Nhìn như miếng bít tết nhưng lại là bảo vật trị ung thư, giá trị sản lượng 2.200 tỷ đồng/năm - 2

Nấm ngưu chương chi – dược liệu quý của Đài Loan

Năm 2015, công ty của ông Diệp Tông Minh đã ký hợp đồng hợp tác với trung tâm nghiên cứu công nghệ cỏ nấm quốc gia của đại học nông lâm Phúc Kiến, nhằm chung tay đưa công nghệ nuôi trồng nấm ngưu chương chi từ Đài Loan vào đại lục, cùng khai thác công nghiệp nấm thực phẩm ở 2 bên.  

Những năm gần đây, ông Diệp Tông Minh và giáo sư Lâm của trung tâm nghiên cứu đã phát hiện ra hiệu quả tuyệt vời từ phương pháp “dùng cỏ thay gỗ” để trồng nấm thực phẩm và giải quyết tình trạng sa mạc hoá đất đai.

Tại Đài Loan, nấm ngưu chương chi được chế biến thành nhiều mặt hàng khác nhau. Bột nấm vụn có giá 600-800 NDT/g (2 – 2,6 triệu đồng), viên nhỏ đóng lọ giá 4.800 NDT/hộp (16 triệu đồng), nấm sấy khô có giá 500 NDT/g (1,6 triệu đồng), dạng viên con nhộng có giá 398 NDT/hộp (1,3 triệu đồng), tinh dầu nấm có giá mềm hơn, chỉ 180 NDT/lọ (603.500 đồng).

Thứ người Trung Quốc chê xấu vứt đi, ở Mỹ lại bán với giá hàng nghìn USD

Tuy có hình thù đen nhẻm, thô kệch nhưng đây lại là thực phẩm được xếp vào loại đắt đỏ nhất nhì thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo chuangyejia, nzz88.com) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN