Nhiều loại thực phẩm, mỹ phẩm trên thương mại điện tử có vấn đề

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Năm 2023, các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ 17.234 sản phẩm có vấn đề và chặn 5.576 gian hàng vi phạm.

Ngày 17-7, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại.

Ông Nguyễn Tiến Cường, Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương, cho biết: Hiện nay ở Việt Nam, xu hướng tiêu dùng sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc biệt là nông sản, thực phẩm sạch đang được người dân ngày càng quan tâm.

Với những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, chất lượng các loại nông sản, thực phẩm được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại… được nhiều người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng, chọn lựa là nơi mua bán sản phẩm an toàn, uy tín.

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại. Ảnh: CẤN DŨNG

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại. Ảnh: CẤN DŨNG

“Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam chiếm đang chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ với tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ, đạt 11,8%/năm. Hàng hóa trong các hệ thống bán lẻ hiện đại đa số được kiểm soát về chất lượng, mẫu mã và giá cả; hệ thống phân phối, logistics chuyên nghiệp hơn so với chợ truyền thống nên hàng hóa được đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng” - ông Cường chia sẻ.

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cũng cho hay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, hiện nay người dân có thể dễ dàng mua các thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến trên thị trường mạng chỉ trong vài phút đặt hàng, thanh toán và nhận đơn hàng tận cửa.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc kiểm soát chất lượng, việc quản lý an toàn thực phẩm trên môi trường thương mại điện tử hiện nay như thế nào và giải pháp trọng tâm trong quản lý an toàn thực phẩm thời gian tới.

Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, năm 2023, Cục đã yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử rà soát quy trình, biện pháp kiểm duyệt người bán, sản phẩm/dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Đồng thời rà soát quy trình kiểm duyệt đối với một số sản phẩm bị cảnh báo theo yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và các loại bánh trung thu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Kết quả, năm 2023, các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ 17.234 sản phẩm và chặn 5.576 gian hàng vi phạm.

6 tháng năm 2024, trong hoạt động rà soát các sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ một số sản phẩm vi phạm, như thực phẩm bổ sung Sure Asia Gold do Công ty TNHH Nuôi dưỡng lòng biết ơn quốc tế Asia sản xuất.

Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số còn yêu cầu nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, chủ website bán hàng phối hợp, rà soát các sản phẩm đông y không rõ nguồn và mỹ phẩm chưa có phiếu công bố mỹ phẩm. Kết quả, các sàn đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và đã gỡ gần 400 sản phẩm.

Người đàn ông ở Đồng Tháp đã tận dụng lá sen khô để làm sản phẩm độc đáo này khiến ai cũng trầm trồ, giá bán hàng triệu đồng/sản phẩm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN