Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ tăng giá trước Tết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế, giá bán lẻ điện bình quân điều chỉnh và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng. Giá một số mặt hàng, dịch vụ tăng do nhu cầu phục vụ Tết Nguyên đán.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI của Việt Nam trong tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 1 tăng 3,37%.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2024 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,37%) chủ yếu do giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Trong mức tăng 0,31%, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 1/2024 so với tháng trước.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 1/2024 so với tháng trước.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá tăng cao nhất, ở mức 1,02% (làm CPI chung tăng 0,05%). Nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22 ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56% (làm CPI chung tăng 0,11%), do giá điện sinh hoạt tháng Một tăng 1,29% so với tháng trước và nhu cầu dùng điện để sưởi ấm tăng khi thời tiết chuyển lạnh; giá vật liệu bảo dưỡng, dịch vụ sửa chữa nhà cùng tăng.

Chỉ số giá nhóm giao thông, hàng hóa và dịch vụ khác, đồ uống và thuốc lá, may mặc, mũ nón, giày dép, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thiết bị và đồ dùng gia đình, văn hóa, giải trí và du lịch cùng tăng 0,14%. Giá một số mặt hàng, dịch vụ tăng do nhu cầu tăng để phục vụ Tết Nguyên đán sắp tới.

Ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Bưu chính viễn thông giảm 0,05% do các hãng thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động.

Nhóm giáo dục giảm 0,12%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,15%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97 yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Do đó, một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu.

Tháng 1, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Tính đến 25/1, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.014,85 USD/ounce, giảm 1,23% so với tháng 12/2023 do đồng USD mạnh lên và thời điểm cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khó dự đoán. Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 1/2024 tăng 2,55% so với tháng 12/2023 và tăng 15,43% so với cùng kỳ năm trước.

Trên thế giới, giá USD có xu hướng tăng khi các nhà đầu tư tiếp tục mua vào đồng bạc xanh với kỳ vọng FED sẽ không sớm cắt giảm lãi suất. Tính đến ngày 25/1, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 103,18 điểm, tăng 0,24% so với tháng trước. Trong nước, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 24.555 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2024 tăng 0,52% so với tháng 12/2023 và tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước.

Dâu tây được quảng cáo nguồn gốc từ Sơn La, Đà Lạt (Lâm Đồng), được bán tràn lan trên mạng với giá 35.000 đến 70.000 đồng/hộp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN