Nhiều công trình đội vốn, chậm tiến độ vì sắt thép xi măng ''đua nhau'' tăng giá

Không chỉ các mặt hàng thiết yếu tăng theo giá xăng, giá vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, cát… cũng liên tục tăng mạnh khiến chủ đầu tư và người xây dựng lao đao.

Sắt thép, xi măng, cát... đua nhau tăng giá

Sau khi xăng dầu nhiều lần điều chỉnh giá, không chỉ các mặt hàng thiếu yếu trong gia đình, chi phí vận chuyển, giá cước vận tải… tăng giá, mà vật liệu xây dựng cũng không thể "đứng yên".

Khảo sát của phóng viên tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lân cận như Ninh Bình, Hà Nam… cho thấy, vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng, cát… đều tăng so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022.

Theo các chủ thầu, giá vật liệu xây dựng tăng mạnh khiến người cai thầu xây dựng không khỏi đau đầu. Ảnh: Mỹ Duyên

Theo các chủ thầu, giá vật liệu xây dựng tăng mạnh khiến người cai thầu xây dựng không khỏi đau đầu. Ảnh: Mỹ Duyên

Trong số đó, riêng sắt và thép đã tăng đến lần thứ 3,4 với mức tăng gần 1,6 triệu đồng/tấn thép (từ tháng 3/2022 đến nay).

Bà Nguyễn Thị Ngân Hoa (45 tuổi) – chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tại đường Quang Trung (Hà Đông) cho biết, đầu tháng 3/2022, giá sắt tăng thêm 400.000 đồng/tấn, ngày 9/3 giá tăng thêm 600.000 đồng/tấn. Các loại vật liệu xây dựng khác như gạch, cát cũng theo đà tăng cao. 

Một số điểm phân phối vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội cũng cho biết, giá các loại vật liệu xây dựng tăng thêm khoảng 10% so với thời điểm cuối năm 2021.

Cụ thể, giá cát đang ở mức 300.000 - 400.000 đồng/m3, tuỳ loại, tăng 10.000 đồng/m3 so với đầu năm. Gạch đỏ tăng thêm 300 - 400 đồng/viên.

Một số điểm phân phối vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội cũng cho biết, giá các loại vật liệu xây dựng tăng thêm khoảng 10% so với thời điểm cuối năm 2021. Ảnh: Mỹ Duyên.

Một số điểm phân phối vật liệu xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội cũng cho biết, giá các loại vật liệu xây dựng tăng thêm khoảng 10% so với thời điểm cuối năm 2021. Ảnh: Mỹ Duyên.

Tại TP.HCM, giá các loại vật liệu xây dựng liên tục chạm ngưỡng mới.

Đơn cử, từ ngày 20/3, các nhà sản xuất xi măng trong nước vừa thông báo tăng giá bán xi măng thêm 100.000 - 150.000 đồng/tấn; gạch ốp trang trí nội và ngoại thất tăng từ 5 -7% loại gạch thông thường, gạch ốp cao cấp có mức tăng từ 10-15%.

Ông Nguyễn Thanh Kiên, chủ cửa hàng vật liệu xây dựng tại quận 10 (TP HCM) cho biết, hiện nay giá vật liệu xây dựng leo thang do nhiều yếu tố tác động vào.

Trong đó nguyên nhân chủ yếu là ảnh hưởng từ giá xăng dầu, kéo theo các chi phí vận chuyển tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp nhập nguyên liệu, nhập hàng tăng tăng mạnh.

Cũng theo ông Kiên: "Từ lúc mặt hàng xăng dầu tăng mạnh, doanh nghiệp chúng tôi buộc phải điều chỉnh lại giá cước vận chuyển. Nếu như thời điểm trước, một đơn hàng giao trong nội thành có giá từ 100.000 - 200.000 đồng/đơn hàng, tùy cung đường và địa điểm giao hàng thì bây giờ, cũng đơn hàng ấy nhưng phí vận chuyển đã tăng lên 300.000 đồng - 350.000 đồng/đơn hàng".

"Nếu không tăng phần cước phí đơn hàng thì buộc chúng tôi phải tăng giá vật liệu xây dựng để bù vào chi phí vận chuyển", ông Kiên chia sẻ.

Nhà thầu đau đầu trước vật liệu xây dựng "leo thang"

Giá vật liệu xây dựng và giá cước vận chuyển cùng rục rịc tăng theo giá xăng dầu khiến khiến các nhà thầu xây dựng và người dân đang có nhu cầu xây dựng lo lắng.

Điển hình là anh Đặng Lê Nam – một chủ thầu xây dựng tại TP Hà Nội.

Từ cuối năm 2021 đến nay, khi các loại vật liệu xây dựng nhiều lần điều chỉnh giá, anh Nam chần chừ trong việc ký hợp đồng thi công và cung cấp nguyên vật liệu trọn gói.

Cũng vì giá nguyên vật liệu có sự biến động mà bước đầu, anh Nam chỉ nhận hỗ trợ nhân lực thực hiện công trình, còn giá vật liệu phụ thuộc giá ở từng thời điểm điều chỉnh.

Giá vật liệu xây dựng tăng đã khiến nguồn kinh phí dự toán ban đầu của ông Hùng tăng hơn 50 triệu đồng. Ảnh: Mỹ Duyên

Giá vật liệu xây dựng tăng đã khiến nguồn kinh phí dự toán ban đầu của ông Hùng tăng hơn 50 triệu đồng. Ảnh: Mỹ Duyên

Anh Nam cho biết: "Nếu nhận cung cấp nguyên vật liệu trọn gói không bao gồm điều chỉnh giá theo thời điểm thì chúng tôi sẽ lỗ vốn, thậm chí là kéo dài tiến độ thi công. Tuy nhiên, các công trình xây dựng nhỏ lẻ như nhà dân thì phía chủ công trình sẽ chủ động về nguồn vật liệu xây dựng. Chúng tôi chỉ việc thực hiện theo yêu cầu bản vẽ thiết kế.

Song, với các công trình dân dụng, có lẽ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng với giá vật liệu xây dựng. Thậm chí, nếu vật liệu xây dựng cứ đà tăng như hiện nay thì sẽ có nhiều nhà thầu phải chấp nhận dừng công trình và chịu phạt tiến độ vì càng làm càng thấy lỗ", anh Nam cho hay.

Ông Hoàng Mạnh Hùng (45 tuổi, ở đường Chiến Thắng, TP Hà Đông) lên dự toán kinh phí cho toàn bộ công trình nhà ở của hai vợ chồng khoảng hơn 400 triệu.

Song, những ngày gần đây, giá vật liệu xây dựng tăng đã khiến nguồn kinh phí dự toán ban đầu tăng hơn 50 triệu đồng. Cũng vì xoay sở không kịp mà công trình nhà ở của vợ chồng ông Hùng chậm tiến độ thi công.

Ông Hùng cho biết: "Hai vợ chồng tôi dành dụm được khoản tiền cộng với đi vay thêm là vừa đủ chi phí xây nhà đã dự toán. Tuy nhiên, ba tháng gần đây, giá vật liệu xây dựng tăng liên tục, khiến chi phí xây nhà bị "đội" lên khoảng 50 triệu".

Giá cả vật liệu xây dựng "leo thang" đã khiến nhiều người đang xây nhà rơi vào hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nan", họ đành phải mượn thêm tiền để bổ sung kinh phí với mong muốn công trình hoàn thiện đúng tiến độ.

Giá gas tháng 4 lại lập kỷ lục mới

Chiều 31-3, nhiều công ty gas đầu mối thông báo tăng giá gas bán lẻ kể từ ngày 1-4 với mức tăng phổ biến 14.000 đồng/bình 12 kg

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồ Thành - Mỹ Duyên ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN