Nhập nhèm cá tra, basa

Sự kiện: Kinh Doanh

Cá tra là 1 trong 13 sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 2 tỉ USD vào năm 2018. Đây là một mặt hàng khá đặc biệt khi thị trường tiêu thụ chính là xuất khẩu, còn tiêu thụ nội địa chưa đến 10%.

Để bán hàng vào những thị trường khó tính bậc nhất thế giới như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…, cá tra Việt Nam phải trải qua những đợt sát hạch khắt khe nhất dành cho thủy sản nuôi để chứng tỏ sản phẩm chất lượng, sạch, minh bạch, thân thiện với môi trường. Thế nhưng, tại thị trường nội địa, dù kế thừa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhất thế giới, mặt hàng này lại nhập nhèm từ tên gọi khi phải mượn "mác" cá basa để bán hàng.

Cuối năm 2018, một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra lớn tại ĐBSCL đã tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm ra thị trường nội địa nhưng nhãn lại ghi là cá basa. Giải thích về điều này, tổng giám đốc DN thừa nhận đây chính là cá tra nhưng thị trường Việt Nam và Trung Quốc quen gọi là cá basa.

Thực ra, cá tra và cá basa đều cùng họ cá da trơn, hình thù khá giống nhau. Khác nhau ở chỗ cá basa chỉ sống ở bè, khó nuôi, chậm lớn, mỡ nhiều, còn cá tra sống được ở ao, mau lớn, ít mỡ, thịt nhiều nhưng không ngon bằng. Xét về kinh tế, nuôi và chế biến cá tra hiệu quả hơn hẳn cá basa nên thị trường hầu như chỉ còn cá tra.

Nhập nhèm cá tra, basa - 1

Chỉ là vì ở thị trường nội địa, người tiêu dùng vốn bị ám ảnh bởi tính... "ăn tạp" của cá tra nên nhà kinh doanh mượn danh cá basa để bán hàng. Sự mượn tên này mang màu sắc của gian lận thương mại và mặc nhiên xảy ra khá phổ biến. Bằng chứng là ở hầu khắp cửa hàng tiện lợi, siêu thị có đầy sản phẩm "cá basa" dưới những tên gọi như basa phi-lê, basa tẩm bột, basa muối sả ớt, bao tử basa, basa burger, cá viên basa, chả cá basa… nhưng rất hiếm sản phẩm có tên cá tra. Nếu tinh ý, người tiêu dùng mới biết trên nhãn thành phần của các sản phẩm trên có ghi dòng chữ rất nhỏ về tên khoa học của cá tra: pangasius hypophthalmus, chứ không phải tên khoa học của cá basa là pangasius bocourti.

Hậu quả của sự nhập nhèm, mượn danh là mới đây, một số lô hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc từ Việt Nam đã bị trả lại. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cách ghi nhãn trên "không đúng với bản chất lô hàng" và yêu cầu DN phải ghi đúng để được thông quan.

Khi các thị trường ngày càng siết các quy định về ghi nhãn, DN cá tra cũng phải tuân thủ nghiêm túc quy định về xuất xứ hàng hóa, ghi nhãn đúng sự thật. Đó là cách xây dựng hình ảnh, giá trị thương hiệu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước nhà.

Bí ẩn thương lái tranh nhau mua… vảy cá

Thay vì bỏ đi, người dân tại các làng làm khô ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thu gom vảy cá sặc bổi, cá lóc bán cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Ánh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN