Người tiêu dùng được hưởng gì sau khi thuế giá trị gia tăng giảm 2%?
Thuế giá trị gia tăng (VAT) đã chính thức được điều chỉnh giảm từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1/7. Theo đó, chính sách này sẽ tác động đến giá cả dịch vụ, hàng hoá và lợi ích người tiêu dùng.
Chính phủ vừa ban hành nghị định 44/2023 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo nghị quyết số 101/2023 của Quốc hội. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2023. Theo đó, các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ được giảm xuống ở mức 8% (trừ một số nhóm hàng, dịch vụ sẽ không áp dụng quy định này).
Theo đó, các nhóm hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% gồm: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mức thuế giảm, người tiêu dùng cũng được lợi. Ảnh PT
Tại nhiều cửa hàng, siêu thị cũng đã có thông báo giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% kể từ ngày 1.7. Nhiều khách hàng cũng rất vui trước thông tin này vì góp phần giảm chi phí trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống khi mà thu nhập khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Hoài ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, gia đình chị thường mua sắm ở siêu thị có hóa đơn để yên tâm về chất lượng sản phẩm. Mỗi tháng gia đình cũng mua các nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn chục triệu đồng. "Thuế giảm xuống 2%, khi mua sắm hàng hóa dùng các dịch vụ với chi phí hàng tháng như này, gia đình cũng tiết kiệm được 200.000 – 300.000 đồng/tháng. 2% nghĩ là nhỏ nhưng cộng dồn lại cũng sẽ được một khoản tiền để mình bù sang chi tiêu khác việc khác" – chị Hoài cho hay.
Được giảm thuế cùng với việc giảm giá mà nhiều cửa hàng, siêu thị thực hiện, người dân hào hứng mua sắm hơn. Khoe tờ hóa đơn tính tiền trị giá 1.429.000 đồng mua tại siêu thị, chị Trần Thị Duyên vui vẻ cho biết đã bất ngờ khi được nhân viên thu ngân của siêu thị nói về giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%. Mức giảm thuế 2% không đáng kể nhưng với người tiêu dùng trực tiếp như chị cũng đã bớt đi một phần chi phí.
Chị Duyên nhẩm tính, trung bình chỉ riêng chi mua sắm thực phẩm phục vụ cho gia đình mỗi tháng mất 12 triệu đồng. Nếu giảm 2%, chị tiết kiệm được 240.000 đồng, 1 năm 200 nghìn đồng, 1 năm chị cũng tiết kiệm được khoảng 2,8 triệu đồng. Khoản tiền này chị dành để mua thêm thực phẩm, hàng hóa khác để nâng cao đời sống gia đình.
Với các doanh nghiệp, thuế VTA giảm cũng được kỳ vọng giúp tăng kích cầu người tiêu dùng. Ảnh PT
Với chính sánh giảm thuế VAT giảm về 2%, người tiêu dùng trực tiếp được hưởng lợi khi mua sắm, sử dụng dịch vụ. Còn doanh nghiệp đây cũng được kỳ vọng góp phần vào việc tăng doanh thu. Ngay sau khi có hiệu lực giảm thuế xuống 2%, một số cửa hàng, siêu thị… cũng đã áp dụng các chương trình giảm giá để kích cầu người tiêu dùng mua sắm.
Như hệ thống Saigon Co.op đã áp dụng chương trình giảm giá cho hàng nghìn sản phẩm cho toàn hệ thống bán lẻ với 800 điểm bán trên toàn quốc bao gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers, Finelife... Hơn 2.000 sản phẩm thuộc 5 ngành hàng gồm hóa phẩm, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, may mặc thời trang và đồ dùng gia đình đều sẽ tham gia giảm giá. Mức giảm giá trung bình từ 22% - 62%, gồm cộng gộp mức giảm giá thông thường cộng thêm giảm 2% thuế VAT.
Tại siêu thị Aeon mall Hà Đông, nhiều mặt hàng cũng đã được áp dụng giảm giá, kết hợp cùng giảm thuế đã tăng lượng người mua.
Giá ô tô trên thị trường Việt Nam ngày càng rẻ giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn phù hợp.
Nguồn: [Link nguồn]