Người bỏ ruộng, người đi thuê lại 120 mẫu đất cấy lúa, gặt tiền tỷ

Sự kiện: Kinh Doanh

Trong khi nhiều nông dân chán ruộng, bỏ ruộng vì trồng lúa thu nhập thấp thì chị Mai Thị Nhung ở xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định) lại bỏ công sức đi thuê lại 120 mẫu đất của gần 2.000 hộ dân ở 2 xã Xuân Bắc và Xuân Vinh để trồng lúa. Nhờ áp dụng cơ giới hóa, đến nay việc sản xuất lúa của gia đình chị đã gần tiến tới bước… chuyên nghiệp.

Đến nay chị Nhung đã đầu tư trạm điện, trạm bơm, 2 máy cày, 1 máy cấy, máy gặt và 2 máy múc, ngoài ra còn làm đường bê tông thuận tiện cho máy móc vào ra, vận chuyển phân bón, thu hoạch lúa.

Chị Nhung cho rằng: “Một trong những yếu điểm lớn nhất của nông dân hiện nay là tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Khi Đảng, Nhà nước thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vợ chồng tôi rất tâm đắc, nhất là việc xây dựng cánh đồng lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với số ruộng thuê được, tôi dành ra hơn 110 mẫu cấy lúa, 3 mẫu trồng cây dược liệu và 2 mẫu đào ao thả cá, vịt”.

Người bỏ ruộng, người đi thuê lại 120 mẫu đất cấy lúa, gặt tiền tỷ - 1

Ngoài cấy hàng chục mẫu lúa, anh Cao Văn Lâm còn làm các dịch vụ gieo mạ khay, cấy thuê cho bà con nông dân. Ảnh: Thu Hà

Anh Cao Văn Lâm (sinh năm 1977, ở xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương) cũng tập trung ruộng đất để cấy lúa và có lãi vài trăm triệu đồng/năm. Theo anh Lâm, người trồng lúa đang hòa hoặc lỗ vì chủ yếu làm thủ công, tốn quá nhiều công sức, thời gian. Muốn hiệu quả nhất định phải áp dụng cơ giới hóa.

Đến nay, anh Lâm đã đầu tư được 2 máy làm đất, 3 máy cấy, máy phun thuốc, 1 máy gặt đập liên hoàn. Vụ mùa 2018 này, anh Lâm cấy 30 mẫu giống lúa Bắc thơm số 7 và 10 mẫu lúa nếp. Nhờ có máy cấy, anh Lâm không chỉ chủ động cấy đúng thời vụ cho diện tích lúa của nhà mình mà còn mang máy đi cấy thuê cho bà con. Bình quân mỗi vụ, anh Lâm cấy thuê gần 1.000 mẫu lúa.

Người bỏ ruộng, người đi thuê lại 120 mẫu đất cấy lúa, gặt tiền tỷ - 2

Nhờ áp dụng máy móc vào trồng lúa, anh Cao Văn Lâm có lãi từ 500.000 - 700.000 đồng/sào. Ảnh: Thu Hà

Quay trở lại chuyện tập trung ruộng đất, làm đại điền, bấm đốt ngón tay, anh Lâm tính: “Đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất sẽ tiết kiệm được 10% tiền thuê chi phí nhân công; diện tích ruộng rộng lớn, giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra sẽ cao hơn 3% so với diện tích manh mún, nhỏ lẻ. Ngoài ra tùy theo khả năng tính toán, thu vén của mỗi người sẽ cho thu lãi thêm từ 5 – 10% nữa”.

Theo anh Lâm: “Tùy theo thời tiết, mỗi sào lúa Bắc thơm cho năng suất từ 1,7 – 2 tạ/sào. Trừ hết chi phí tôi cũng thu lãi được từ 500.000 – 700.000 đồng/sào. Với việc cấy 30 mẫu lúa và đi cấy thuê, gặt thuê, trừ hết chi phí mỗi năm tôi lãi từ 500 – 700 triệu đồng/năm, trong đó lãi từ hơn 30 mẫu lúa khoảng 200 triệu đồng”.

Ông nông dân kiếm được 1,2 tỷ đồng mỗi năm nhờ... cấy lúa thuê

Đầu tư trên 3 tỷ đồng trang bị 3 chiếc máy cấy lúa hiệu Yanmar và hệ thống máy gieo lúa giống, máy xay trộn xơ dừa,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hà ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN