Ngỡ ngàng với xe máy bị... làm giả, bán 17 triệu đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ gói bột ngọt, lọ sa tế, đến chiếc khẩu trang, bộ quần áo, nước hoa, vật liệu xây dựng, khóa cửa, hay cả chiếc xe máy cũng bị làm giả, hoặc nhái thương hiệu để đánh lừa người tiêu dùng

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa ra mắt phòng trưng bày nhận diện hàng thật – hàng giả tại địa chỉ 62 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tại đây, hàng loạt mặt hàng bị làm giả, làm nhái được đưa ra trưng bày, so sánh với hàng thật để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết.

Từ gói bột ngọt, lọ sa tế, đến chiếc khẩu trang, bộ quần áo, nước hoa, vật liệu xây dựng, khóa cửa, hay cả chiếc xe máy cũng bị làm giả, hoặc nhái lại thương hiệu để đánh lừa người tiêu dùng. Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi thấy các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng hàng ngày lại bị làm giả nhiều và tinh vi như vậy.

Để nhận biết sản phẩm nước hoa Miss Sài Gòn thật có thể dựa vào nắp chai. Hàng thật, bên dưới nắp chai có màu sơn đều (bên trái), hàng giả thì nắp chai có màu sơn nhạt và không đều màu (bên phải). Ảnh: AH

Để nhận biết sản phẩm nước hoa Miss Sài Gòn thật có thể dựa vào nắp chai. Hàng thật, bên dưới nắp chai có màu sơn đều (bên trái), hàng giả thì nắp chai có màu sơn nhạt và không đều màu (bên phải). Ảnh: AH

Chẳng hạn như với chai nước hoa của Miss Sài Gòn cũng bị làm giả rất nhiều. Nếu để ý kỹ, người tiêu dùng rất dễ phân biệt đâu là hàng giả, hàng thật.

Với hàng thật, bên dưới nắp chai nước hoa thật được sơn rất đều, với hàng giả thì không. Nước hoa thật đã được hãng làm mã QRCode để người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc nên khi quét mã sẽ ra thông tin của sản phẩm. Riêng với sản phẩm giả, nhái thì khi quét mã không ra thông tin.

Hàng thật (bên trái) và hàng giả (bên phải). Ảnh: AH

Hàng thật (bên trái) và hàng giả (bên phải). Ảnh: AH

Với sa tế Thuận Phát, nếu là hàng thật thì không in chữ trên logo, vương miện. Nhưng với hàng nhái thì trên vương miện thương hiệu có in chữ "Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát". Thủ đoạn làm nhái này khá tinh vi, người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

Phân biệt sa tế chính hãng (bên trái) và sa tế giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát (bên phải). Ảnh: AH

Phân biệt sa tế chính hãng (bên trái) và sa tế giả mạo nhãn hiệu Thuận Phát (bên phải). Ảnh: AH

Sản phẩm bột ngọt/mì chính của Ajinomoto cũng bị làm giả nhiều. Theo đó, cách phân biệt là hàng thật có mép hàn phẳng đều, không nhăn nheo, không có bọt khí; hình ảnh huy chương màu vàng tươi, dòng chữ "Hội chợ thực phẩm an toàn 2002" rõ ràng; thông tin ngày sản xuất dập nổi ở chính giữa mặt sau đáy bao gồm sáu chữ số.

Với hàng giả, mép hàn nhăn nheo, có bọt khí bên trong; hình ảnh huy chương màu vàng sậm, nhòe, khó đọc được dòng chữ bên trong; không dập ngày sản xuất hoặc có dập nhưng mờ, khó đọc.

Sản phẩm bột ngọt/mì chính Ajinomoto giả. Ảnh: AH

Sản phẩm bột ngọt/mì chính Ajinomoto giả. Ảnh: AH

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, thời gian qua, dù các cơ quan nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái nhưng đến nay, hoạt động này vẫn diễn ra rất phức tạp, tinh vi. Đặc biệt trong giai đoạn các kênh bán hàng trực tuyến đang nở rộ hiện nay thì việc phân phối hàng nhái, hàng giả càng có thêm nhiều đất để tung hoành.

“Rất nhiều doanh nghiệp khi biết thương hiệu của mình bị xâm phạm nhưng vẫn lẳng lặng thỏa hiệp với chuyện đó vì sợ thương hiệu của mình bị ảnh hưởng. Trên thị trường, từ cái giấy ăn đến đồ vệ sinh ăn uống, đồ gia dụng, quần áo giày dép, thậm chí trong phòng trưng bày có cả xe máy Honda bị làm giả bán có 17, 18 triệu đồng/chiếc, mọi người đi rất nhiều”- Ông Linh nói.

Chiếc xe máy nhái lại sản phẩm xe Cup của hãng Honda. Ảnh: AH

Chiếc xe máy nhái lại sản phẩm xe Cup của hãng Honda. Ảnh: AH

Theo đó, chiếc xe này nhái lại sản phẩm xe Cup của hãng Honda. Các đối tượng đã tự lắp ghép các phụ tùng thành một sản phẩm giống xe Cup của Honda, nhưng các chi tiết dán trên phụ tùng xe không để tên Honda mà để tên một thương hiệu nào đó.

Kiểm tra xử phạt chỉ giải quyết phần ngọn

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hiện nay hàng nhái, hàng giả ở Việt Nam đến từ hai nguồn. Đó là hàng từ nước ngoài đưa lậu vào Việt Nam và một phần được sản xuất trong nội địa.

Để phòng chống hàng giả, hàng nhái, ngay ở cửa khẩu biên giới đã có lực lượng biên phòng, hải quan, cảnh sát biển. Vào sâu nội địa có công an, lực lượng quản lý thị trường. Tuy nhiên, công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ rất gian nan, không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mà cần có trách nhiệm cả từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo ông Linh, việc kiểm tra xử phạt chỉ giải quyết được phần ngọn, nếu không có biện pháp phòng ngừa thì hoạt động chống hàng giả, hàng nhái mãi không giải quyết được triệt để.

Do vậy, việc nâng cao ý thức của người dân để mọi người phân biệt được và không tiêu dùng hàng giả, hàng nhái sẽ là biện pháp căn cơ và lâu dài nhất, để hàng giả, hàng nhái không có cơ hội hoành hành.

A.HIỀN

Cá khoai vào mùa, ”phủ trắng” chợ mạng, tiểu thương chốt đơn liên tục

Cá khoai đang vào mùa, dạo quanh chợ mạng thủy hải sản, hầu như gian hàng nào cũng thấy tiểu thương rao bán cá khoai với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A.Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN