Nghi ngại kem Trung Quốc tràn ngập mùa nắng nóng

Kem nhập từ Trung Quốc không kiểm định, kem “cân” trong nước với giá chỉ vài chục nghìn đồng… đang ồ ạt được tiêu thụ công khai trên thị trường.

Kem Trung Quốc nhập “chui” được bày bán tràn lan trên thị trường. Trên bao bì que kem không thấy thông tin về ngày sản xuất nhưng lại ghi hạn sử dụng 2 năm…

Kem Trung Quốc nhập “chui” được bày bán tràn lan trên thị trường. Trên bao bì que kem không thấy thông tin về ngày sản xuất nhưng lại ghi hạn sử dụng 2 năm…

Cơn sốt kem “thần thánh” Trung Quốc

Hè năm nay, kem “nội địa” Trung Quốc đã trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích và săn lùng với với những hương vị độc đáo như trân châu đường đen hay trứng muối. Trên nhiều trang review đồ ăn, các blogger cũng hết lời ca ngợi hương vị và độ “hot” của mặt hàng này với những cam kết: Hương vị ngon, không béo và đặc biệt “kem có vị giống 100% với trà sữa chân trâu đường đen”.

Nếu như trước đây chỉ có thể tìm thấy những loại kem này trên các địa chỉ mạng thì hiện nay có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ phố kem Hàng Mành nổi tiếng tại Hà Nội cho tới các tiệm tạp hóa dân sinh. Anh Nguyễn Đăng Thành, chủ đại lý kem tại phố Hàng Mành cho biết: “Gần đây các loại kem nội địa Trung Quốc được rất nhiều khách hàng tìm mua, phổ biến nhất là kem trân châu đường đen và kem trứng muối. Mỗi ngày cửa hàng có thể bán được hàng chục chiếc với giá bán không đổi là 40 nghìn đồng/cây”.

Tương tự, tại cửa hàng tạp hóa nằm trên đường Giáp Nhị, quận Thanh Xuân, Hà Nội, kem Trung Quốc luôn là mặt hàng nằm trong top cháy hàng mùa nắng nóng. Theo đó, người bán luôn cam kết về hương vị mặc dù không hề biết về nguồn ngốc hay ngày sản xuất. “Cái này là hàng handmade nên không ngày sản xuất”, chủ cửa hàng cho biết. Tuy nhiên, khi thấy khách hàng băn khoăn về chất lượng hạn dùng của sản phẩm, chủ cửa hàng nhanh chóng đưa ra những thông tin đầy mâu thuẫn. “Cái này hạn dùng là 1 tháng, công ty bên Trung Quốc họ làm. Nếu để tủ lạnh thì thoải mái, có phải kem trần đâu. Hạn dùng của nó đến tận 2022 cơ ạ”(!?).

Để tìm hiểu nguồn gốc mặt hàng giải khát siêu hot này, chúng tôi tìm tới kho đổ buôn nằm tại địa chỉ ngõ 248 phố Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội). Tại đây, hàng nghìn thùng kem đang chờ được xuất ra thị trường, chỉ đặc chữ Trung Quốc, không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt hay dấu kiểm định chất lượng hàng nhập khẩu. Khi hỏi mua với số lượng lớn, chủ kho hàng cho biết: “Nếu mua từ 50 hộp trở lên thì chị để giá 100 nghìn đồng (hộp 4 que - PV). Hàng bốc trực tiếp từ bên Trung Quốc về mới được giá đấy”, nữ chủ kho nói.

Theo cảm quan ban đầu, trên bao bì que kem không thấy thông tin về ngày sản xuất nhưng lại ghi hạn sử dụng 2 năm! Khi bóc ra, chất kem bên trong chảy ra là 1 loại dung dịch sệt pha lẫn nhiều hạt được gọi là trân châu đen có mùi rất lạ…

“Kem cân” siêu rẻ

Quy trình sản xuất kem cân “siêu rẻ” tại một xưởng ở Hà Nội

Quy trình sản xuất kem cân “siêu rẻ” tại một xưởng ở Hà Nội

Ngược với loại kem thần thánh Trung Quốc dành cho “dân ăn chơi”, thị trường “kem cân” siêu rẻ lại nhộn nhịp hơn cả tại các vùng quê, khu công nghiệp.

Sử dụng kem “bẩn” có nguy cơ lây nhiễm rất cao với nhiều loại bệnh liên quan tới khuẩn tả, lỵ, thương hàn… Ngoài ra cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác như sản phẩm có sử dụng các chất hóa học không được phép hoặc được phép nhưng lại quá liều lượng như các chất tạo xốp, chất tạo ngọt, phẩm màu... Nếu người tiêu dùng sử dụng, nhẹ thì ngộ độc cấp tính, nặng có thể biến chứng thành những căn bệnh nguy hại do sử dụng lâu dài. Do đó, nên lựa chọn những loại thực phẩm có nhãn mác và thương hiệu uy tín, hạn chế sử dụng các sản phẩm do cơ sở sản xuất, không rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc Thực phẩm và Thông tin Truyền thông (Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế)

Theo đó, giá loại kem này đổ buôn với giá chỉ từ 15 - 25 nghìn đồng/kg, tùy từng kho với đủ các vị từ dâu tây, khoai môn, đến sữa dừa…

Tại đại lý kem cân ngay sát Khu công nghiệp Nam Thăng Long, giá bán buôn ở mức 25 nghìn đồng/kg. Trong tủ đông, các “thanh kem” kích cỡ to nhỏ khác nhau với 4 màu trắng, xanh, tím, hồng được cuộn sơ qua lớp nilon mỏng, không thanh nào dán kín. “Hàng ở đây mịn hơn, không lợn cợn như loại kem cân hơn chục nghìn. Mùi vị cũng hơn hẳn những loại kem có thương hiệu nên tiêu thụ tốt lắm, làm bao nhiêu bán hết bấy nhiêu”, nhân viên tại kho giới thiệu.

Được phép “thử thoải mái”, vừa đưa thìa kem vào miệng, chúng tôi đã có cảm giác vị ngọt gắt kèm theo mùi hương liệu nồng nặc. “Những loại kem này chủ yếu tiêu thụ ở ngoại thành được thôi, những khu công nghiệp, nhiều công nhân hoặc khu dân cư đời sống thấp. Chủ quán cứ múc ra đĩa rồi thêm siro bán đắt khách lắm”, nhân viên trên cho hay.

Tại một xưởng sản xuất kem tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mà chúng tôi có dịp tiếp cận, hoá chất, sữa bột kém chất lượng và chất kết dính là công thức để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho những mẻ kem giá rẻ. Tay trần làm hàng cùng những công đoạn quay trộn thủ công, nhóm thợ tại xưởng kem này khi vào mùa có thể sản xuất hàng trăm tạ kem/ngày.

“Kem này bình thường em bán 500 nghìn đồng mỗi yến, lấy nhiều thì giảm còn 450 nghìn đồng/yến. Tính ra không hề đắt bởi mỗi yến chị có thể bán được tầm 50 cốc. Như thế mỗi cốc đã lãi ngay 20 nghìn đồng rồi!”, vị chủ kho nhanh nhảu mời khách.

Nói về nguyên liệu, chủ kho cho hay, chủ yếu dùng bột kem, bột béo, chất tạo vị và chất bảo quản. “Bột mua trên chợ Đồng Xuân hết, làm gì có chuyện cho dừa với khoai môn mà lại rẻ thế”, chủ kho nói.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho hay: “Kem là loại thực phẩm giúp giảm nhiệt được nhiều người ưa thích, đặc biệt là dịp nắng nóng. Nhắm vào tâm lý này, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng chất phụ gia để chế biến sản phẩm nhanh hơn, rẻ hơn. Đáng chú ý, thay vì để kem được kết dính trong nhiều giờ, chủ cơ sở đã sử dụng chất kết dính để rút ngắn thời gian sản xuất. Điều này rất nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng”.

Nói về loại kem nhập khẩu hương vị lạ, vị chuyên gia bày tỏ lo lắng: “Đối với những loại thực phẩm giàu chất béo hay có thành phần là trứng muối hay trân châu thì thời gian bảo quản rất ngắn và điều kiện bảo quản cũng rất nghiêm ngặt. Thế nhưng những sản phẩm này lại được dán nhãn hạn dùng lên tới 2 năm, nguy cơ về hương liệu và chất bảo quản là rất cao”.

Thịt lợn ”thải” của siêu thị “cháy hàng” trên chợ mạng giữa bão tăng giá lợn

Thời gian gần đây trên chợ mạng xuất hiện hàng loạt bài đăng bán “thịt lợn siêu thị” với giá siêu rẻ thu hút sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hà ([Tên nguồn])
Bùng phát cúm gia cầm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN