Ngành cà phê đứng bên bờ vực phá sản

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa kiến nghị với Bộ Tài chính về cơ chế hỗ trợ với một số mặt hàng xuất khẩu như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...

Theo bộ này, những mặt hàng trong danh mục kiến nghị được hỗ trợ hiện đang rất khó khăn, đặc biệt về vốn. Trải qua thời kỳ vay lãi suất cao, khoảng 17%, ước tính tổng nợ xấu và nguy cơ nợ xấu của ngành cà phê khoảng 8.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của ngành cà phê). Hầu hết các ngân hàng đều quay lưng lại với ngành cà phê, vì vậy các doanh nghiệp này đang đứng bên bờ vực phá sản.

Ngành cà phê đứng bên bờ vực phá sản - 1

Tổng tồn kho cà phê hiện nay khoảng 200.000 tấn

“Nhiều doanh nghiệp cà phê đầu tư lớn nhưng hiện nay tổng tồn kho khoảng 200.000 tấn, lại bị ngân hàng phong toả tài sản, nguy cơ thua lỗ là rất lớn”, thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết.

Với mặt hàng cao su thiên nhiên, do các doanh nghiệp ngoài khu chế xuất vẫn đang phải chịu thuế xuất còn các doanh nghiệp trong khu chế xuất được miễn loại thuế này nên nhiều doanh nghiệp đã hạn chế sản xuất mặt hàng này, làm mất đi tính đa dạng của sản phẩm cao su tự nhiên nước ta. Các doanh nghiệp xuất khẩu điều cũng đang gặp khó khăn về tài chính do không tiếp cận được vốn vay.

Trước những khó khăn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị với bộ Tài chính hỗ trợ các mặt hàng nhông sản xuất khẩu. Cụ thể, với mặt hàng cà phê, điều đã qua chế biến được gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 tháng lên 36 tháng với các khoản vay tín dụng từ nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê được tái cơ cấu các khoản nợ vay trước đây lên thời hạn vay 5 năm. Với 3 loại cao su thiên nhiên xuất khẩu được miễn thuế xuất hoặc tạm dừng thu thuế. Với các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín được áp dụng chương trình “hoàn trước kiểm sau” thuế giá trị gia tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phượng (Sài Gòn tiếp thị)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN