Nếu thấy "mảnh sắt vụn" này hãy cất vào két sắt, vì đem bán ăn tiêu cả đời không hết
Thoạt nhìn, thứ quý hiếm này chẳng khác nào 1 mảnh sắt vụn, nhưng chắc chắn ai cũng phải bất ngờ khi biết giá trị thực của nó.
Nhắc đến “Cf”, có lẽ nhiều người sẽ tưởng nhầm đây là cách viết tắt của “cà phê”. Nhưng thực chất đây chính là ký hiệu hóa học của nguyên tố đắt đỏ hàng đầu thế giới - Californium.
Đây là nguyên tố 98 trong bảng tuần hoàn Mendeleev, được tổng hợp vào năm 1950. Công thức tạo ra nó là dùng hạt alpha bắn phá nguyên tố Curium – Cm. Được biết, mỗi gam Californium có giá là 25 triệu USD, tương đương hơn 581 tỉ đồng. Và trên thế giới mới chỉ sản xuất được 2 gam Californium. Rất khó để tìm thấy Californium trong tự nhiên, và mỗi lần nó xuất hiện đều ngay lập tức gây xôn xao khắp thế giới.
Vậy, vì sao Californium lại đắt đỏ như thế? Theo các nhà khoa học ước tính, tổng lượng californium trên thế giới không vượt quá 5 kg, trong khi khối lượng vàng trên hành tinh này đã lên tới 60 nghìn tỉ tấn. Số lượng vô cùng khan hiếm chính là 1 trong những lý do khiến giá của chúng đắt đỏ đến vậy.
Bên cạnh đó, để tổng hợp được Californium, các nhà khoa học sẽ cần đến những máy gia tốc vô cùng đắt đỏ. Chưa kể, bạn sẽ cần đến những thiết bị chuyên dụng để vận chuyển Californium, dù chỉ là 1 lượng vô cùng bé.
Về tính ứng dụng, Californium có thể dùng để xác định đồ cổ với tỷ lệ chính xác khá cao. Ngoài ra, công dụng về mặt y tế cũng là 1 trong những điểm cộng lớn của nguyên tố này. Cụ thể, hiệu quả điều trị ung thư bằng Californium có hiệu quả vượt trội hơn nhiều so với các biện pháp xạ trị truyền thống.
“Cuộn giấy” từ thế kỷ 18 của Arare đã trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc đắt giá nhất từng được bán đấu giá.
Nguồn: [Link nguồn]