Nấm "tiên dược" mọc trên cây dâu tằm, giá "trên trời" gần 6 triệu/kg vẫn cháy hàng
Không chỉ dùng để nuôi tằm lấy tơ, cây dâu tằm hóa ra còn ẩn chứa một kho báu đắt đỏ chỉ người sành sỏi mới biết.
Ngoài giống dâu tằm được trồng phổ biến để nuôi tằm, trong những khu rừng sâu còn có nhiều cây dâu tằm dại. Trên thân và cành cây mọc đầy những tảng nấm lớn màu nâu vàng.
Thứ nấm lạ lùng này có tên gọi là “tang hoàng”. Nếu bạn nhìn thấy nó thì xin chúc mừng, bạn đã được trao cơ hội đổi đời giàu sang vì loại nấm này có giá cực kỳ đắt đỏ. Tại Trung Quốc, tang hoàng có giá lên tới 1.800 NDT/kg, tương đương khoảng 5,8 triệu đồng/kg.
Tang hoàng thuộc nọ Nấm lỗ. Chúng không có hình dạng cố định, nhưng hầu hết đều có hình bán nguyệt, đôi khi có hình yên ngựa.
Nếu dùng tay chạm vào tang hoàng, bạn sẽ thấy kết cấu của nó không mềm mà rất cứng, vì vậy có người còn gọi nó là “màu vàng cứng”. Tại Trung Quốc, bạn có thể tìm thấy tang hoàng mọc trên những cây dâu tằm dại. Một số nơi cũng đã nhân giống chúng theo phương pháp nhân tạo.
Tuy nhiên, việc sinh sản tang hoàng nhân tạo rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và những kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra còn phải kiểm soát các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió của môi trường chăn nuôi, loại bỏ kịp thời sự xâm nhập của vi khuẩn, dịch bệnh và côn trùng gây hại.
Hiếm có là thế nhưng tang hoàng vẫn được săn lùng ráo riết trên thị trường xứ Trung, bởi chúng sở hữu giá trị dược liệu rất cao. Theo cuốn “Bản thảo cương mục” (từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học được biên soạn vào thời nhà Minh), tang hoàng có vị ngọt, cay, tính bình, có công dụng trong việc điều hòa chức năng gan, loại bỏ tình trạng ứ máu, hỗ trợ cầm máu.
Bên cạnh đó, tang hoàng cũng được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu sản xuất bia. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu, tang hoàng còn có thể tiết ra một chất hóa học giúp ức chế sự sinh sản của sâu bọ trong đất, giúp giảm thiểu các bệnh về cây trồng, giảm côn trùng gây hại. Do đó, chúng còn được sử dụng trong một số loại thuốc trừ sâu sinh học.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù có ngoại hình rất giống gián với phần thân màu đen bóng, song loài này lại có số phận trái ngược 180 độ với “người anh em” của mình.