Năm 2022, Trung Quốc chi 49,63 triệu USD mua cà phê Việt Nam
Người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê pha chế sẵn với chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ nên doanh nghiệp Việt cần chú trọng đến chất lượng ngay cả khi bán cà phê thô sang thị trường này.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, những ngày giữa tháng 2 giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tăng so với cuối tháng 1.
Về xuất khẩu, số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 1 xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 310,44 triệu USD, giảm 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 1, cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường giảm nhưng xuất khẩu sang Ý, Indonesia, Hoa Kỳ, Hà Lan tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2022.
Người tiêu dùng chọn mua cà phê hòa tan ở siêu thị
Đối với thị trường Trung Quốc, số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc giai đoạn 2017-2022 cho thấy tốc độ nhập khẩu cà phê của quốc gia này tăng bình quân 25,1%/năm, từ 262,25 triệu USD năm 2017 lên 717,96 triệu USD năm 2022.
Vì vậy, Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu.
Tại Trung Quốc, cà phê hòa tan, cà phê chế biến sẵn đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi. Đây được coi là yếu tố thúc đẩy tiêu thụ cà phê chế biến tại thị trường này.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Trung Quốc nhập khẩu cà phê trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó nguồn cung chính gồm Việt Nam, Ethiopia, Colombia, Braxin, Ý…
Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết năm 2022 kim ngạch nhập khẩu cà phê từ Ethiopia đạt 188,1 triệu USD tăng 209,2% so với năm 2021. Ngược lại, trong năm 2022 nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Trung Quốc đạt 49,63 triệu USD giảm 11,1% so với năm 2021.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% trong năm 2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ trong khi đó cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta dưới dạng thô.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở Trùng Khánh hiện chủ yếu nhập cà phê robusta của Việt Nam về chế biến, pha trộn vì có lợi thế về giá, vận chuyển.
Đáng chú ý, hiện nay quy mô thị trường cà phê của Trùng Khánh đạt khoảng 3-5 tỉ NDT mỗi năm nên nhu cầu nhập khẩu từ thị trường này lớn.
Do đó, dù được đánh giá là thị trường tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu cà phê nhưng thị trường Trung Quốc có tính cạnh tranh cao trong khi tỉ trọng đầu tư cho chế biến sâu vẫn chưa cao, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng đến chất lượng cà phê xuất khẩu, ngay cả cà phê thô.
Giá xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Bỉ tăng mạnh hơn 2.500 USD/tấn
Trong tháng 1, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.178 USD/tấn, tăng 1,0% so với tháng 12-2022 nhưng giảm 4,0% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Bỉ tăng mạnh 33,2% so với cùng kỳ năm 2022 lên 2.576 USD/tấn.
Nguồn: [Link nguồn]
Từ nguồn tin của quần chúng, Trạm CSGT đường thủy Cát Lái phát hiện bắt giữ các đối tượng sử dụng tàu chở gần 40 ngàn lít dầu không rõ nguồn gốc…