Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Sự kiện: Kinh Doanh

Các số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho thấy nhiều ngành hàng xuất khẩu Việt Nam có dấu hiệu suy giảm, kể cả việc thiếu nguyên liệu từ trung Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 2-2020, xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp giảm mạnh, bao gồm thủy sản đạt 912 triệu USD, giảm 17,7% so cùng kỳ; trái cây và rau quả giảm 17,4%; cao su giảm 24,2%. Ngành dệt may cũng giảm nhẹ 2,3%.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 19,6% đạt 9,8 tỉ USD. Xuất khẩu sang Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng nhẹ đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng trưởng mạnh trong tháng 1, giúp bù đắp cho sự suy yếu ở thị trường EU chỉ còn 5 tỉ USD, giảm 7,7% và các quốc gia ASEAN (3,5 tỉ USD, giảm 9,3%).   

Tính chung cả 2 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 8,3%, đây là còn số thấp nhất kể từ 2014 đến nay. Vốn đầu tư FDI thực hiện trong 2 tháng ước tính đạt 2,5 tỉ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, giảm lần đầu tiên trong 5 năm qua.  

Công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá, các số liệu thống kê trên cho thấy khó khăn mới chỉ bắt đầu. Do diễn biến lan rộng của Covid-19 ở Hàn Quốc và các quốc gia khác, nhiều khả năng trong thời gian tới, tình hình có thể sẽ trở nên khó khăn hơn, khi nguồn hàng tồn kho và dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất không còn nhiều.

"Kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ chịu cú sốc từ phía cầu – nhu cầu trên toàn cầu sụt giảm và từ phía cung – gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên vật liệu", Bảo Việt dự báo.

Xuất khẩu gạo tăng mạnh, giá cao kỷ lục giữa tâm dịch Covid-19

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh cả giá trị và lượng, trong khi rất nhiều mặt hàng nông sản khác suy giảm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG MINH ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN