Mục sở thị xưởng đồ chơi Trung Quốc
Trung Quốc là công xưởng của thế giới và là nơi sản xuất đồ chơi nhiều hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới. Trên thực tế, 75% đồ chơi đến từ quốc gia gần 1,4 tỉ người này.
Dù vậy sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thế giới sản xuất là có giá của nó. Dù Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, nhưng theo số liệu của tổ chức phi lợi nhuận War On Want, ở nước này có hơn 482 triệu người (36% dân số) sống ở mức dưới 2 đô la một ngày.
Thêm vào đó, 85% người nghèo của Trung Quốc sống ở nông thôn. Nghèo đói cùng cực nhiều người trong số họ rời khỏi các vùng nông thôn đi tìm việc làm ở khu vực thành thị.
Michael Wolf, một nhiếp ảnh gia người Đức đã ghi lại những hình ảnh của những công nhân làm việc trong nhà máy đồ chơi tại Trung Quốc và đưa ra một hiện tượng cho những bức ảnh của mình là “Những đồ chơi thực sự” cho thấy đời sống thực sự của người lao động cũng giống như khi họ làm ra tất cả các đồ chơi đó.
Mỗi ngày, công nhân phải đến sớm 15 phút trước giờ làm việc
Điền kiện sống của họ giống như của các tù nhân với 6 người chung nhau một phòng nhỏ và 50 người chung nhau một nhà tắm
Một số nhà máy hứa rằng cứ 2 tiếng làm việc công nhân sẽ được nghỉ giải loa 10 phút
Hầu hết công nhân không bao giờ được các nhà máy thực hiện lời hứa
Sau mỗi ca làm việc công nhân sẽ đổi ca trong vòng 15 phút
Công nhân chỉ được nghỉ ăn trưa trong vòng 30 phút, sau đó lập tức phải quay lại dây chuyền sản xuất để tiếp tục công việc hoặc tham gia họp nhóm. Thời gian họp công nhân không được tính lương.
Người lao động làm việc 6 đến 7 ngày một tuần
Thời gian làm thêm giờ lên tới 200 giờ một tháng, gấp 5 lần so với qui định
Lao động nữ hiếm khi được nghỉ thai sản, thời gian làm việc khắc nghiệt lại không có nhà trẻ nên họ khó lòng có thể chăm sóc con cái
Hầu hết họ phải gửi con về sống với gia đình ở nông thôn. Sản xuất đồ chơi phải tiếp xúc với các hoá chất vô cùng độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động
Những công nhân bị thương cho biết quản lý của họ không quan tâm đến chế độ phúc lợi cho công nhân
30 tuổi, công nhân nữ nhập cư bị coi là quá già cho công việc và bị thay thế
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào cuối những năm 70, chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách kiểm soát chặt chẽ giữa khu vực thành thị và nông thôn, điều này khiến cho nhiều người nhập cư vào thành phố bất hợp pháp.
Tuy nhiên những hạn chế về hộ khẩu vẫn khó khăn như trước. Dân nhập không thể tiếp cận những lợi ích của nhà nước mặc dù luật pháp Trung Quốc đã hứa sẽ có bình đẳng cho tất cả. Người lao động thiếu nhận thức về quyền lợi của mình
Dù điều kiện làm việc tồi tệ nhưng công nhân vẫn lạc quan rằng họ có thể đạt được những kĩ năng mới và tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn