Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Vào những ngày cuối tháng 10, từ cánh đồng, mé sông đến các khu chợ xã, chợ ven đường của miền Tây đều đầy ắp cảnh giao thương. Thương lái tích cực săn lùng những món đặc sản mùa lũ, đặc biệt là bông điên điển. 

Bông điên điển có mặt trong những quán ăn từ bình dân tới sang trọng với các món thơm ngon nức mũi như điên điển xào tép, bánh xèo bông điên điển, gỏi bông điên điển, bông điên điển chấm mắm kho, chấm nước cá, hoặc đơn giản là vừa điểm tô, vừa thêm chút mùi vị cho nồi lẩu, tô bún cá, bún riêu cua, bún nước lèo… Vì thế, khách du lịch về miền Tây không thể không thưởng thức những món ăn đặc sản này.

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 1

Cận cảnh bông điên điển.

Cây điên điển là loại cây hoang dã, sau đó được người dân trồng phát triển thêm. Cây với những chùm hoa vàng rực đặc trưng trở thành dấu hiệu nhận biết mùa lũ. Cây điên điển sống quanh năm, mùa thu hoạch bông chính vụ là vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Sản lượng bông điên điển dựa vào độ nước dâng cao hay thấp. Nước dâng cao lượng dưỡng chất cho cây càng lớn thì sản lượng bông càng tăng.

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 2

Điên điển là loại cây mọc dại ven bờ sông, bờ ruộng

Chia sẻ với PV, anh Trần Văn Sang, người có nhiều năm kinh nghiệm trồng điên điển lấy bông tại Châu Phú, An Giang cho hay: “Thu nhập từ loại cây này rất tốt, công chăm sóc ít. Món đặc sản ngày càng được thị trường ưa chuộng.”

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 3

Chị em nội trợ ríu rít hái những bông điên điển sau nhà.

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 4

Và thành quả là những bông điên điển tỏa nắng rực rỡ.

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 5

Bông điên điển được ưa chuộng, có mặt trong mọi căn bếp.

Anh Trần Văn Sang chia sẻ thêm, hiện gia đình anh đang có diện tích trồng cây điên điển khoảng 1000m2 nước. Mỗi ngày gia đình anh hái được 30kg bông, giá bán ra vào dịp cuối vụ là 25.000 đồng/kg. Ước tính vụ bông năm nay anh thu lãi về khoảng 50 triệu đồng.  

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 6

Trẻ em miền Tây tham gia công việc thu hoạch phụ giúp gia đình

Theo kinh nghiệm của người dân, hái bông điên điển nên hái vào buổi nửa đêm, từ 11 giờ đêm hôm trước cho đến 10h hôm sau. Đây là lúc hoa tươi ngon, bông mới hé nhụy và cũng là thời gian để người dân hái bông kịp cho buổi chợ ngày hôm sau.

Ngoài các dụng cụ phổ thông như: rổ to, găng tay, xuồng, khi đi hái bông điên điển vào ban đêm người dân cần chuẩn bị thêm 1 chiếc sào dài khoảng 2m và đèn pin soi sáng.

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 7

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 8

Ban trưa là khoảng thời gian bông điên điển nở, bông không còn độ bùi thơm. 

Theo anh Nguyễn Văn Vân, huyện Châu Thành (Tiền Giang): “Vào cuối mùa nước nổi, bông ngày càng khan hiếm. Hai vợ chồng tôi tranh thủ đi hái từ chập tối. Mỗi người hái được khoảng 7,5kg – 10kg, có người năng suất hái được 12kg/buổi.”

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 9

Sau khi thu hoạch, người dân vội vàng chất bông đầy thuyền để kịp buổi chợ sớm mai.

Anh Vân cho biết thêm, năm nay nước dâng cao, bông ra nhiều, hái bông không ngơi tay, vì vậy thu nhập cũng kha khá. 

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 10

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 11

Tại các hàng rau, hàng ngày mỗi tiểu thương lấy 1 rổ bông điên điển.

Chị N.T.Lan, tiểu thương tại huyện Châu Thành (An Giang) cho biết, do đã vào cuối vụ nên bông hiếm, mỗi ngày chị phải đặt nhà vườn theo đơn khoảng 10kg. 

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 12

                                     Bông điên điển làm nộm tôm tai heo, đượm vị ngọt bùi hòa quyện.

Mùa nước lũ, người dân miền Tây hái bông điên điển, thu tiền mỏi tay - 13

Lẩu cá Linh ăn kèm bông điên điển, đặc sản nổi tiếng miền Tây.

Điên điển được bán với giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, rất hút hàng. Theo ghi nhận, hiện nay chủng loại và diện tích của đặc sản “mai vàng mùa nước nổi” ngày càng mở rộng, cây cho bông rất sai, nhờ vậy đã giúp rất nhiều người dân nghèo ở vùng lũ tăng thêm thu nhập.

Dân thích thú với thịt cá mập giá 50 ngàn/kg

Nhiều người dân thích thú đi mua thịt cá mập về ăn với giá chỉ 50 ngàn/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thủy Trần ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN