Một số người tiêu dùng có tiền nhưng vẫn thích thực phẩm trôi nổi, bán rong

Sự kiện: An toàn thực phẩm

Chủ đề tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 là “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng – Bảo vệ người tiêu dùng”.

Ngày 12-4, tại Công viên Văn Lang (quận 5, TP HCM), Ban chỉ đạo Liên ngành an toàn thực phẩm TP HCM (thuộc UBND TP HCM) tổ chức lễ phát động "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2019 (từ 15-4 đến 15-5) với chủ đề "Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng – Bảo vệ người tiêu dùng".

Trao đổi với báo chí bên lề buổi lễ, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Liên ngành an toàn thực phẩm TP, cho biết tháng 4 là thời điểm chuyển mùa, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao nên công tác bảo đảm an toàn thực phẩm cần thắt chặt, đặc biệt là các bếp ăn tập thể, trường học,…

Một số người tiêu dùng có tiền nhưng vẫn thích thực phẩm trôi nổi, bán rong - 1

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM

"Để nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng để ủng hộ thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn. Hành động "nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng" đơn giản là người tiêu dùng không mua thực phẩm trôi nổi, không có địa chỉ rõ ràng, thực phẩm bán rong,… Hiện nay, vẫn còn một số bộ phận người tiêu dùng có tiền nhưng vẫn thích hàng trôi nổi vì sự tiện lợi, thiếu ý thức bảo vệ sức khỏe. Đương nhiên, tôi rất thông cảm với người thu nhập thấp vì sẽ khó khăn hơn nhưng nếu biết cách, bà nội trợ vẫn có thể mua được thực phẩm rẻ mà vẫn an toàn." – bà Lan chia sẻ.

Theo bà Lan, Việt Nam được ưu đãi về nông nghiệp, rất đa dạng thực phẩm tươi nên nếu phụ nữ chịu khó nấu nướng tại nhà sẽ rất ít nguy cơ mất an toàn thực phẩm. "Muốn mua thực phẩm tươi, giá rẻ người tiêu dùng có thể canh giờ khuyến mãi của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Thực tế, người tiêu dùng mua rau buổi sáng để tủ lạnh vài ngày sau ăn và nguồn hàng này chất lượng vẫn rất tốt. Hay như một số bà nội trợ rủ nhau đi chợ đầu mối mua hàng, so với chợ lẻ giá thực phẩm tươi sống ở chợ đầu mối rất rẻ. Ngoài ra, đầu tư cho thực phẩm sạch hằng ngày là tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh sau này" – bà Lan gợi ý.

"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" là hoạt động thường niên của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm Trung ương. Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm nay có 3 mục tiêu chính.

Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, các địa phương có đường biên giới, cửa khẩu. Nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thứ ba, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

Phạt nặng để chống thực phẩm bẩn

Bỏ hình thức cảnh cáo, vi phạm về an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền, thậm chí một số hành vi có mức phạt tăng gấp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Ánh ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN