Mẩu giấy bé xíu phá vỡ kỷ lục thế giới với giá bán hơn 230 tỷ

Sự kiện: Kinh Doanh

Sưu tầm tem vẫn là một khoản đầu tư tài chính đáng giá. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức độ tăng giá của tem từ năm 1900-2008 đã phát hiện ra rằng "lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu nhưng thấp hơn so với cổ phiếu".

Một con tem vô cùng nhỏ bé, nặng 0,04 gram, đã được Sotheby’s bán đấu giá và mang lại 9,48 triệu đô la, chỉ bằng mức giá mà các chuyên gia của Sotheby’s mong đợi nhưng vẫn đủ để phá vỡ kỷ lục thế giới. Con tem đắt nhất từng được bán trước đó là Treskilling Yellow, đã phá vỡ kỷ lục khi được bán với giá 2,2 triệu đô la vào năm 1996.

Xét về cân nặng, đây là mặt hàng có giá trị nhất thế giới (Nguồn: CNN)

Xét về cân nặng, đây là mặt hàng có giá trị nhất thế giới (Nguồn: CNN)

Mặc dù tên người đấu giá thành công đều được ẩn danh, David Redden, phó chủ tịch của Sotheber's, nói với CNN Money trước buổi đấu giá rằng ông nghi ngờ người trả giá cao nhất sẽ là người thu thập tem có độ tuổi rất trẻ.

Sau buổi đấu giá, Redden đưa ra một số chi tiết của người mua, chỉ nói rằng người mua là "nhà sưu tập" chứ không phải nhà đầu tư. Redden cho biết nhà đấu giá hài lòng với kết quả này. "Đây là mặt hàng có giá trị nhất trên thế giới tính theo trọng lượng", ông nói. "Đó chỉ là một mảnh giấy nhỏ."

Lịch sử của con tem này rất nổi tiếng trong giới sưu tập:

Năm 1856, một nhân viên bưu điện ở Guiana thuộc Anh (nay là Guyana, trên bờ biển phía bắc Nam Mỹ), đã hết tem và lô hàng mới đã bị trễ. Anh ta yêu cầu một tờ báo địa phương in một số con tem khẩn cấp để duy trì hoạt động. Trong số đó có Guiana One-Cent Magenta và chỉ còn một con tem duy nhất còn tồn tại đến ngày nay.

Con tem được phát hiện lần đầu tiên bởi một cậu bé 12 tuổi vào năm 1873, 17 năm sau khi nó được in ra. Bản thân cậu bé, một nhà sưu tập tem, không thể tìm thấy tài liệu về con tem trong danh mục của mình và bán nó với giá sáu shilling - khoảng 50 đô la ngày nay.

Sau đó, con tem đã được chuyển qua một số chủ sở hữu trong thời gian tiếp theo, cho đến khi nó được mua bởi triệu phú người Mỹ (và cũng là một kẻ giết người đã bị kết án) John E. du Pont với giá 935.000 đô la vào năm 1980. Ông này đã chết trong tù năm 2010 và tài sản của ông được mang ra đấu giá từ đó đến nay.

Thu thập tem vẫn là một khoản đầu tư tài chính đáng giá. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức tăng giá của tem từ năm 1900-2008 và phát hiện ra rằng "lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu nhưng thấp hơn so với cổ phiếu".

Các nhà nghiên cứu, Elroy Dimson và Christopher Spaenjers, nói rằng rủi ro của việc thu thập tem tương đối thấp, và họ nói rằng lợi nhuận hàng năm đối với hoạt động mua bán tem tương tự như lợi nhuận từ đầu tư nghệ thuật, đạt 7% về mặt lý thuyết, tương đương 2,9% trong thực tế.

Thịt bò ”ngủ đông” tuy đắt nhưng vẫn hút khách mua bởi cách nuôi và giết thịt cực kì khác biệt

Mỗi tuần chỉ có 4 con được giết thịt với quy trình êm ái và sạch sẽ nhất nên giá của loại thịt bò "ngủ đông"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN