Mang dòng máu khác biệt, con vật nhỏ bé khiến cả thế giới săn tìm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Máu của loài sam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế. Máu của sinh vật này độc đáo bởi nhiều lý do khác nhau: màu xanh lam khác biệt với màu máu của các sinh vật khác trên trái đất và khả năng xác định ô nhiễm vi khuẩn có trong các chất khác.

Máu của loài sam có chứa một loại amebocyte đặc biệt, được tách ra và sau đó được sử dụng trong các thử nghiệm y tế của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng như nhiều cơ quan y tế khác trên thế giới. Nhiều chuyên gia môi trường và bảo tồn sinh vật đưa ra nghi vấn về khả năng ảnh hưởng tới số lượng sam biển trên trái đất trong tương lai nếu con người tiếp tục thu hoạch máu của loài sinh vật này. Tuy nhiên, hầu hết các báo cáo đưa ra trong năm 2018 đều khẳng định các nhà nghiên cứu đều cố gắng bảo về số lượng của loài này do vai trò quan trọng của nó với con người.

Máu sam có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế (Nguồn: BI)

Máu sam có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế (Nguồn: BI)

Khi được yêu cầu trả lời phỏng vấn của tờ báo Business Insider, trung tâm nghiên cứu y học Charles River Labs đã trả lời như sau: “Charles River luôn nỗ lực bảo tồn các loài sam trên thế giới và là tổ chức ủng hộ việc đối xử nhân đạo với loài sinh vật quan trọng này trong suốt 25 năm qua”.

“Năm 1992, chúng tôi đã làm việc với Cơ quan tài nguyên môi trường Nam Carolina để ban hành luật pháp, kêu gọi công tác quản lý và điều tiết hoạt động thu hoạch máu sam, cấm sử dụng loài này để làm thực phẩm. Nhờ những quy định này, số lượng sam ở Nam Carolina ngày càng phát triển trong suốt 17 năm qua”.

Ngoài ra, thứ chất lỏng màu xanh này là một trong những dung dịch đắt nhất trên thế giới. Thứ máu này có giá lên tới 60.000 USD (1,4 tỷ VND)/gallon (khoảng 3,5 lít). Vậy tại sao nó lại đắt như vậy và ai mua máu sam?

Màu xanh của máu sam đến từ hàm lượng đồng đặc biệt trong máu. Nhưng đó không phải là đặc điểm thú vị nhất của loại máu này. Nó chứa một chất đông máu đặc biệt và được sử dụng để tạo ra một hỗn hợp gọi là Limulus amebocyte lysate (LAL).

Trước khi có LAL, các nhà khoa học không có cách nào để biết liệu vắc-xin hoặc dụng cụ y tế có bị nhiễm vi khuẩn hay không. Khi đó, các nhà khoa học sẽ tiêm thử vắc xin lên các loài thỏ và chờ đợi phản ứng. Khi LAL được các cơ quan y tế chấp thuận, quy trình được cho là độc ác đó đã có thể thay đổi. Cho một lượng cực nhỏ máu sam vào thiết bị y tế hoặc vắc xin. LAL sẽ phát hiện các nhóm vi khuẩn gram âm bất kỳ nào xuất hiện nhờ vào một chiếc kén được hình thành. Chiếc kén này chính là chiếc chuông báo hiệu thiết bị y tế hay vắc xin có thể được sử dụng hay không.

Mỗi năm, ngành y tế bắt được khoảng 600.000 con sam. Những con sam sẽ bị rút đi 30% lượng máu trong cơ thể và 30% trong số những con này sẽ không thể sống sót sau khi quá trình kết thúc. Những con sống sót sau đó sẽ được thả quay về biển và không ai thực sự biết chúng sẽ hồi phục như thế nào. Năm 2016, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đưa loài sam Mỹ vào danh sách đỏ của tổ chức – mức dưới mức nguy cơ tuyệt chủng. Với tốc độ khai thác hiện nay, số lượng sam sẽ tiếp tục giảm 30% trong 30 năm tới.

Người Việt đi săn loài chuyên phá hoại mà kiếm tiền triệu mỗi ngày

Từ tháng 10 âm lịch hàng năm, nhiều người lại đổ xô đi săn loài nhung nhúc này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) (Dân Việt)
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN