Mắc màn bảo vệ rừng cam đặc sản, kiếm tiền tỷ mỗi năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Để bảo vệ cam tránh bị côn trùng phá hoại, người dân xã Hương Đô, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã mắc màn tại mỗi gốc cam Khe Mây để đảm bảo quả sạch, cho thu nhập cao mỗi năm.

Ngoài bưởi, cam là thứ quả nổi tiếng ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Toàn huyện có hơn 2.000 ha trồng cam, tập trung nhiều ở xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy. Đặc biệt, tại xã Hương Đô được xem là “thủ phủ” cam Khe Mây thơm ngon nức tiếng.

Ngoài bưởi, cam là thứ quả nổi tiếng ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Toàn huyện có hơn 2.000 ha trồng cam, tập trung nhiều ở xã Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy. Đặc biệt, tại xã Hương Đô được xem là “thủ phủ” cam Khe Mây thơm ngon nức tiếng.

Tại Hương Đô có hơn 300 hộ dân trồng cam với tổng diện tích hơn 360 ha, trong đó có 320 ha đã cho thu hoạch. Năm nay cam được mùa, sản lượng ước tính đạt trên 4.000 tấn.

Tại Hương Đô có hơn 300 hộ dân trồng cam với tổng diện tích hơn 360 ha, trong đó có 320 ha đã cho thu hoạch. Năm nay cam được mùa, sản lượng ước tính đạt trên 4.000 tấn.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho biết, cam năm nay được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vận chuyển khó khăn nên lượng tiêu thụ cam kém hơn so với những năm trước. Hiện tại toàn xã mới tiêu thụ được 20% diện tích, giá giao động từ 25-40 ngàn đồng/kg, cũng có những hộ cam có thương hiệu nên bán được với giá cao hơn.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho biết, cam năm nay được mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vận chuyển khó khăn nên lượng tiêu thụ cam kém hơn so với những năm trước. Hiện tại toàn xã mới tiêu thụ được 20% diện tích, giá giao động từ 25-40 ngàn đồng/kg, cũng có những hộ cam có thương hiệu nên bán được với giá cao hơn.

“Năm nay cam được mùa, sản lượng đạt cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên hiện tại vận chuyển khó khăn do ảnh hưởng của dịch nên tiêu thụ khó hơn. Người dân đang thu hoạch tiêu thụ dần bằng việc bán ra các tỉnh lẻ, đồng thời áp dụng các hình thức bán, quảng cáo thương hiệu trên sàn thương mại điện tử”, ông Sơn cho biết.

“Năm nay cam được mùa, sản lượng đạt cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên hiện tại vận chuyển khó khăn do ảnh hưởng của dịch nên tiêu thụ khó hơn. Người dân đang thu hoạch tiêu thụ dần bằng việc bán ra các tỉnh lẻ, đồng thời áp dụng các hình thức bán, quảng cáo thương hiệu trên sàn thương mại điện tử”, ông Sơn cho biết.

Cam Khe Mây được trồng ở các đồi núi cằn cỗi, ở thôn 6, thôn 7, thôn 1…. Cam có vị ngọt thanh đậm. Chỉ giống cam được trồng tại vùng đất này mới cho ra hương vị ngon và khác biệt nhất.

Cam Khe Mây được trồng ở các đồi núi cằn cỗi, ở thôn 6, thôn 7, thôn 1…. Cam có vị ngọt thanh đậm. Chỉ giống cam được trồng tại vùng đất này mới cho ra hương vị ngon và khác biệt nhất.

Cam Khe Mây có chiều cao từ 2-8m. Nhiều hộ dân trong vùng hàng năm có doanh thu cao, đặc biệt hộ ông Đinh Văn Oánh mỗi năm thu trên 5 tỷ từ tiền bán cam. Trị giá vườn cam đặc biệt này có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.

Cam Khe Mây có chiều cao từ 2-8m. Nhiều hộ dân trong vùng hàng năm có doanh thu cao, đặc biệt hộ ông Đinh Văn Oánh mỗi năm thu trên 5 tỷ từ tiền bán cam. Trị giá vườn cam đặc biệt này có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.

Cam thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 2 Âm lịch. Từ khi cam bắt đầu đậu quả, người dân sử dụng màn để bọc lên cây, tránh ruồi, sâu phá hoại quả. Cách làm này được người dân trồng cam đúc rút từ hàng chục năm trong nghề.

Cam thu hoạch bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 2 Âm lịch. Từ khi cam bắt đầu đậu quả, người dân sử dụng màn để bọc lên cây, tránh ruồi, sâu phá hoại quả. Cách làm này được người dân trồng cam đúc rút từ hàng chục năm trong nghề.

Vì cam được trồng theo quy trình đảm bảo chất lượng, hạn chế thuốc, người dân mắc màn bảo vệ sẽ giúp tránh sâu bọ, ruồi, bướm đêm tấn công.

Vì cam được trồng theo quy trình đảm bảo chất lượng, hạn chế thuốc, người dân mắc màn bảo vệ sẽ giúp tránh sâu bọ, ruồi, bướm đêm tấn công.

Hợp tác xã Long Nhâm có hơn 30 hộ tham gia trồng cam với diện tích 67 ha cho thu hoạch. Sản lượng năm nay đạt khoảng 700 tấn.

Hợp tác xã Long Nhâm có hơn 30 hộ tham gia trồng cam với diện tích 67 ha cho thu hoạch. Sản lượng năm nay đạt khoảng 700 tấn.

Ông Đinh Văn Nhâm (trú xã Hương Đô) cho biết, hiện tại toàn bộ HTX mới tiêu thụ được khoảng 20 tấn. Chủ yếu là những doanh nghiệp, đại lý đã ký kết tiêu thụ. Cam đầu mùa nên giá cũng đang giao động từ 25-40 ngàn đồng/kg.

Ông Đinh Văn Nhâm (trú xã Hương Đô) cho biết, hiện tại toàn bộ HTX mới tiêu thụ được khoảng 20 tấn. Chủ yếu là những doanh nghiệp, đại lý đã ký kết tiêu thụ. Cam đầu mùa nên giá cũng đang giao động từ 25-40 ngàn đồng/kg.

Cam được trồng ở đây chủ yếu giống cam Xã Đoài và V2. Mỗi gốc người dân sử dụng từ 2-3 bộ màn để trùm xung quanh từ gốc đến ngọn.

Cam được trồng ở đây chủ yếu giống cam Xã Đoài và V2. Mỗi gốc người dân sử dụng từ 2-3 bộ màn để trùm xung quanh từ gốc đến ngọn.

Được lớp màn bảo vệ nên người dân không sử dụng túi bóng để bọc từng quả. Việc làm này vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí lại cho năng suất cao.

Được lớp màn bảo vệ nên người dân không sử dụng túi bóng để bọc từng quả. Việc làm này vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí lại cho năng suất cao.

Phía ngoài được mắc màn bảo vệ, còn bên trong người dân tự chế tạo chất dính có mùi để bẫy sâu bọ. "Tôi trồng được 1 ha với hơn 300 gốc cho thu hoạch. Năm nay ước tính đạt hơn 10 tấn cam. Việc mắc màn này ngoài giảm thiểu sâu bọ phá hoại còn đảm bảo an toàn vì không sử dụng thuốc, tiết kiệm được chi phí, thời gian, lại cho năng suất cao", ông Trần Ngọc Vĩnh (trú xã Hương Đô nói).

Phía ngoài được mắc màn bảo vệ, còn bên trong người dân tự chế tạo chất dính có mùi để bẫy sâu bọ. "Tôi trồng được 1 ha với hơn 300 gốc cho thu hoạch. Năm nay ước tính đạt hơn 10 tấn cam. Việc mắc màn này ngoài giảm thiểu sâu bọ phá hoại còn đảm bảo an toàn vì không sử dụng thuốc, tiết kiệm được chi phí, thời gian, lại cho năng suất cao", ông Trần Ngọc Vĩnh (trú xã Hương Đô nói).

Toàn bộ các cánh rừng trồng cam Khe Mây được phủ trắng bằng những tấm màn bảo vệ.

Toàn bộ các cánh rừng trồng cam Khe Mây được phủ trắng bằng những tấm màn bảo vệ.

Vào những dịp thu hoạch cam, rất nhiều người vào tận vườn để mua.

Vào những dịp thu hoạch cam, rất nhiều người vào tận vườn để mua.

Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết, trong 2.000 ha cam thì có gần 1.500 ha đã cho thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường.

Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết, trong 2.000 ha cam thì có gần 1.500 ha đã cho thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

5 loại rau không cần chăm, cứ hái là hốt bạc

Đem những loại rau này trồng trong vườn, bạn có thể kiếm về một khoản thu nhập đáng kể mà không tốn công “cày cuốc”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN