Mặc Covid-19, 9x vẫn đưa nông sản ế ẩm của quê nhà ra thế giới, thu 3 tỷ/năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhìn cánh đồng nghệ của gia đình và những hộ dân xung quanh rơi vào cảnh được mùa mất giá, thương lái không mặn mà đến mua, 9x quyết tâm khởi nghiệp với mong muốn nâng cao giá trị của củ nghệ, không thấy cảnh này xảy ra nữa.

Từ nhỏ, nhìn thấy bố mẹ vất vả làm nông nghiệp năm đủ năm thiếu, cái nghèo đói cứ quẩn quanh, Lê Thị Thư (1991), trú tại thôn 1 (xã Eapil, huyện MĐrăk, Đăk Lăk) đã luôn ấp ủ ước mơ là lớn thật nhanh, thoát ly khỏi vùng đất mà mọi người hay đùa với nhau “MĐrăk mắc không ra”.

Cô gái trẻ hồi đó đã chọn học kinh tế với suy nghĩ ra trường sẽ có cơ hội làm việc ở những tòa cao ốc, được mặc váy đầm, đi giày cao gót như những cô gái trong những bộ phim Hàn Quốc chiếu trên tivi... Ước muốn thoát ly đã thôi thúc cô học thật giỏi và chọn ly hương.

Nhìn cánh đồng nghệ ế ẩm, không ai mua, Thư liền nảy ra ý nghĩ sẽ khởi nghiệp, làm các sản phẩm từ củ nghệ.

Nhìn cánh đồng nghệ ế ẩm, không ai mua, Thư liền nảy ra ý nghĩ sẽ khởi nghiệp, làm các sản phẩm từ củ nghệ.

Nhưng đến năm 2018, cô tận mắt chứng kiến những cánh đồng nghệ của gia đình và các hộ dân xung quanh rơi vào cảnh được mùa mất giá, thậm chí thương lái không tới thu mua. Chính người dân cũng không mặn mà thu hoạch vì giá rẻ, tiền thu lại không đủ chi trả tiền công thuê người thu củ. Vườn nghệ xuống lá, ngã rạp và vàng úa trên những cánh đồng khiến lòng cô xót xa.

Trước đó, cô hữu duyên cầm trên tay 2 cuốn sách truyền cảm hứng cho các bạn trẻ chọn về quê khởi nghiệp, xây dựng quê hương. Cô trằn trọc, thao thức và cuối cùng cũng quyết định khởi nghiệp cùng với cây nghệ đang bị từ bỏ ở quê mình.

Củ nghệ tươi chỉ bảo quản từ 3-5 tháng, Thư làm ra các sản phẩm có thể để được đến 1-2 năm.

Củ nghệ tươi chỉ bảo quản từ 3-5 tháng, Thư làm ra các sản phẩm có thể để được đến 1-2 năm.

“Bản thân đau đáu suy nghĩ củ nghệ tươi chỉ có thời gian bảo quản trong 3 -5 tháng nhưng khi sản xuất ra tinh bột nghệ thì giá trị củ nghệ được tăng lên, thời gian bảo quản cũng dài hơn từ 1-2 năm nên tôi đã làm sản phẩm đầu tiên đó là tinh bột nghệ”, Thư chia sẻ.

Từ dân văn phòng không đụng công việc tay chân chuyển qua thành cô nông dân sản xuất, cô bị bao nhiêu người ngăn cản, khuyên can. “Bố mẹ tôi bao đời làm nông nên hiểu rõ cái khổ của người nông dân như thế nào nên muốn con gái có công việc nhẹ nhàng, ổn định. Nay thấy con gái thức khuya dậy sớm, chân tay lấm lem màu vàng nghệ lại càng xót xa và không muốn tôi làm nghề này”, 9x nói.

Khi mới làm, cô gặp rất nhiều khó khăn, gia đình phản đối.

Khi mới làm, cô gặp rất nhiều khó khăn, gia đình phản đối.

Thời gian đầu, những mẻ nghệ để làm tinh bột nghệ tưởng chừng như thành công lại phải đổ bỏ. Và khi đạt chuẩn, sản phẩm mới ra mắt thị trường gặp nhiều khó khăn, đó là chưa được nhiều người biết đến và thị trường chưa đón nhận nên áp lực lại càng thêm áp lực. Khó khăn chồng chất, Thư vẫn kiên định với lối đi của mình, vì cô cho rằng ngoài kia vẫn có cơ hội cho những củ nghệ quê mình được đi xa hơn, chỉ là lúc đó bản thân cô chưa nhìn thấy được con đường đi của nó.

Cô dần chinh phục khách hàng bằng chất lượng của sản phẩm. Và để mở rộng thị trường hơn, Thư tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, cấp tỉnh, cấp trung ương và tham gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước. Nhờ đó, sản phẩm thiên nhiên từ củ nghệ của 9x được nhiều người biết tới hơn và từng bước được thị trường đón nhận.

Không chỉ làm tinh bột nghệ, cô còn làm ra các sản phẩm khác từ nghệ như son, mặt nạ, xà bông...

Không chỉ làm tinh bột nghệ, cô còn làm ra các sản phẩm khác từ nghệ như son, mặt nạ, xà bông...

Không dừng lại ở một sản phẩm tinh bột nghệ, 9x cùng nhóm của mình nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm làm đẹp từ nghệ tiện lợi trong việc sử dụng hơn. Cụ thể, một số sản phẩm như son dưỡng nghệ, mặt nạ, xà bông, nước lau mặt, serum, kem dưỡng nghệ...  Hàng loạt sản phẩm nâng cao giá trị của nghệ được ra đời và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

Từ việc giải quyết vốn nghệ đang bị tồn đọng và từ chối thu mua của gia đình và các hộ dân lân cận, tới hiện tại, công ty của cô đã ký kết hợp đồng với người dân để chủ động hơn về nguyên vật liệu và giúp bà con yên tâm trồng trọt.

“Nhiều người khuyên mình nên tự trồng nghệ rồi sản xuất, thương mại sẽ “ăn đầu ăn đuôi” tiền lời sẽ nhiều hơn gấp bội. Tôi lại nghĩ khác, các cô, bác nông dân quê tôi giỏi việc trồng và chăm sóc nghệ hơn. Tôi còn trẻ nên thế mạnh sản xuất và nâng cao giá trị của nghệ làm tốt hơn nên ai làm tốt việc gì thì đảm nhận và tập trung vào việc đó. Các cô, chú nông dân yên tâm trồng nghệ, tôi yên tâm sản xuất, cả làng đều vui”, 8x chia sẻ.

Cô cho biết năm 2020, dù là một năm khó khăn chung về kinh tế do dịch bệnh nhưng trong nguy có cơ, người Việt hay người châu Âu cũng đặt nhiều sự quan tâm vào bảo vệ sức khỏe. Đơn hàng xuất khẩu chính ngạch đầu tiên từ củ nghệ của công ty cô lên container sang trời Tây nước bạn, có mặt trên hệ thống các chuỗi của hàng và siêu thị ở 11 nước châu Âu.

Hiện nay, các sản phẩm từ củ nghệ đang phát triển thị phần trong nước và thế giới. Mỗi tháng, Thư xuất ra thị trường hàng nghìn sản phẩm các loại. Tính riêng năm ngoái, công ty của cô đạt doanh thu khoảng 3 tỷ đồng.

Giờ đây, Thư nhìn những khuôn mặt rạng rỡ của các cô, chú nông dân, của các bạn trẻ chọn về quê sản xuất như Thư, cô có niềm tin vào ngày mai lại càng thêm tươi sáng.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ làn da “xấu”, cô gái khởi nghiệp tạo ra thương hiệu của riêng mình

Thương có làn da khô, nhạy cảm và dễ nổi mụn. Đó cũng là lý do khiến cô bén duyên với loại sản phẩm từ tự nhiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN