Lý do giá lợn hơi khó chạm đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá lợn hơi có thể sẽ khôi phục ở mức 60.000 - 70.000 đồng/kg trong thời gian tới nhưng khó chạm đỉnh 100.000 đồng/kg vì nhiều lý do.

Giá lợn hơi vẫn giảm liên tục

Giá lợn hơi những ngày gần đây liên tục giảm. Ngày 20/11, tại miền Bắc giá lợn hơi tiếp tục giảm 1.000-2.000 đồng/kg, thương lái thu mua quanh mức 40.000-45.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Lào Cai giá thu mua lợn hơi ở mức 44.000-45.000 đồng/kg. Tương tự, tỉnh Tuyên Quang cũng ở mức 42.000 đồng/kg; ngang bằng với giá lợn hơi đang neo tại Hưng Yên. Riêng Hà Nội và Bắc Giang, giá lợn hơi hiện thấp nhất khu vực, với giá 41.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giao dịch chủ yếu dao động 44.000-45.000 đồng/kg. Tại Nghệ An, giá lợn hơi giữ nguyên mức 44.000 đồng/kg. Giá lợn hơi ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Nam 45.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi dao động 40.000-50.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Quang Thọ, Giám đốc Công ty Thy Thọ - chuyên thu mua heo của người dân - cho biết hiện giá lợn hơi ông thu mua ở Đồng Nai ở mức đi ngang, khoảng 50.000 đồng/kg. Riêng với lợn hơi xấu, quá lứa đang được mua ở mức 40.000 đồng/kg.

Trong khi đó, các nhà phân tích thị trường cho biết, giá lợn hơi ngày 21/11/2021 tại miền Bắc thấp nhất là 41.000 đồng/kg và điều chỉnh từ 1.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh thành trong tuần này.

Và giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung và Tây Nguyên duy trì ổn định thì tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay đi ngang, đang biến động trái chiều từ 1.000 - 2.000 đồng/kg...

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Kim Đoán - Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai - cho biết hiện nay lượng cung vẫn cao hơn cầu rất nhiều khiến giá heo hơi xuống thấp.

Lãnh đạo hiệp hội cũng cho biết hiện nay dịch tả heo Châu phi xuất hiện phức tạp nhiều nơi, nhiều người dân không thể tái đàn. Do đó, các chủ trại phải lưu ý các biện pháp an toàn sinh học, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Mặc dù giá lợn hơi vẫn "dậm chân" ở mức thấp nhưng giá thịt lợn chưa giảm tương xứng. Ảnh minh họa từ internet

Mặc dù giá lợn hơi vẫn "dậm chân" ở mức thấp nhưng giá thịt lợn chưa giảm tương xứng. Ảnh minh họa từ internet

Khó chạm đỉnh 100.000 đồng/kg

Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, dự báo thời gian tới, sau khi người chăn nuôi bán đi lượng lợn quá lứa, giảm đàn, cộng với nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán cao, giá lợn hơi sẽ tăng trở lại. Hiệp hội này cũng khuyến cao, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến khá phức tạp, các chủ trại lưu ý các biện pháp an toàn sinh học, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đưa ra dự báo giá lợn hơi sẽ khôi phục mức 60.000 - 70.000 đồng/kg trong thời gian tới, nhưng khó chạm đỉnh 100.000 đồng/kg vì tổng đàn trong nước vẫn duy trì ở mức 28 triệu con, đảm bảo cung cấp thực phẩm cho người dân từ nay đến đầu năm 2022.

Bên cạnh đó, sẽ rất khó có đột biến giá xảy ra bởi 16 doanh nghiệp chuẩn bị sẵn nguồn hàng cho dịp Tết dù tổng đàn lợn của doanh nghiệp chăn nuôi chỉ chiếm 23 - 24%, chưa đủ điều hành thị trường nhưng cũng giúp cân bằng thị trường.

Mặc dù giá lợn hơi vẫn "dậm chân" ở mức thấp nhưng giá thịt lợn chưa giảm tương xứng. Cụ thể, giá thịt lợn ở chợ dân sinh đang dao động ở mức 80.000 - 110.000 đồng/kg tùy loại trong khi giá thịt lợn trong siêu thị vẫn duy trì ở mức 130.000 – 190.000 đồng/kg. Điều này có nghĩa vẫn có chênh lệch lớn giữa giá lợn hơi và giá thịt lợn, giá thịt lợn ở chợ dân sinh và siêu thị.

Theo phân tích của các chuyên gia, lượng thịt lợn tiêu thụ trong siêu thị chỉ chiếm tỉ trọng khá nhỏ tổng cung, giá thịt ở siêu thị vẫn ở mức cao vì mặt hàng này chỉ có 1-2 nhà cung cấp độc quyền, giảm sức cạnh tranh. Trong khi, thịt lợn ở chợ truyền thống vẫn thu hút người tiêu dùng hơn vì giá rẻ và phục vụ thói quen tiêu dùng thịt nóng của người Việt.

Vì vậy, các siêu thị cần xem xét giảm giá sản phẩm để tăng khả năng phủ sóng trên thị trường. Và siêu thị muốn giảm giá sản phẩm cần đa dạng các nhà cung cấp thay vì chỉ có vài ông lớn như hiện nay. Đồng thời, trong cuộc đua giành người tiêu dùng, cánh cửa siêu thị cần mở rộng cho hàng hóa và các nhà cung cấp, điều này vừa giúp siêu thị gia tăng lợi nhuận, uy tín, vừa giảm áp lực giá cả cho người tiêu dùng.

Tại Diễn đàn Kết nối nông sản 970 dành cho nhóm sản phẩm chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổ chức mới đây, bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đã lý giải nguyên nhân về việc giá sản phẩm chăn nuôi tại nơi sản xuất rẻ nhưng giá bán lẻ tại siêu thị lại cao.

Theo bà Vũ Thị Hậu, vấn đề này phụ thuộc vào nhà cung cấp, cơ sở giết mổ còn siêu thị không nhập hàng trực tiếp mà phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam góp ý các nhà sản xuất nên bám sát thông tin thị trường để chủ động sản xuất, lượng hàng đưa ra thị trường phù hợp, tránh tình trạng chạy theo hiệu ứng đám đông, đẩy hàng ra đồng loạt sẽ gây ra tình trạng ùn ứ, ảnh hưởng đến giá cả. Đối với các vùng chăn nuôi, các địa phương nên quan tâm đến việc đầu tư khu giết mổ tập trung, nơi có đủ điều kiện về pháp lý, đặc biệt là an toàn thực phẩm để các siêu thị có thể mua hàng trực tiếp.

Lợn hơi quá lứa chỉ còn 35.000 đồng/kg

Tuần qua, giá lợn hơi trên cả nước giao dịch trong khoảng 42.000-47.000 đồng/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Vũ (Người đưa tin)
Biến động giá thịt lợn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN