Lợi nhuận “khủng”, buôn lậu thuốc lá ngày càng phức tạp

Số lượng thuốc lá nhập lậu năm 2013 khoảng 17 tỷ điếu nhưng dự báo trong năm 2014 này, số lượng thuốc lá điếu nhập lậu tăng từ 30-40%, tương đương trên 22 tỷ điếu.

Bên cạnh đó thuốc lá lậu không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 65%, VAT 10%... nên họ bán với giá rẻ, không phải in cảnh báo hình ảnh dẫn đến tình trạng gần đây khách hàng có xu thế chuyển sang thuốc lá nhập lậu. Buôn lậu ngày càng tinh vi, sử dụng phương tiện hiện đại trong khi lực lượng chức năng thì mỏng, trang bị hạn chế nên việc kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ với số lượng rất là khiêm tốn.

Ông Nguyễn Trọng Tín cho biết thêm: “Hoạt động buôn lậu mạnh nhất là ở Long An, kẻ buôn lậu đang chuyển sang giai đoạn hết sức tinh vi. Chúng thuê một đội chỉ chuyên canh gác lực lượng chức năng, hoạt động buôn lậu lại chủ yếu diễn ra ban đêm nên công tác chống buôn lậu gặp rất nhiều khó khăn”.

Nói đến tác động của việc buôn lậu thuốc lá, ông Vũ Văn Cường cho hay: Hoạt động buôn lậu thuốc lá khiến hàng năm ngân sách nhà nước mất hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng đến 5 triệu người nông dân trồng thuốc lá và người công nhân sản xuất. Làm mất đi sản lượng nguyên liệu là 18 nghìn tấn, tương đương với 10.000 hecta. 

Nguy hiểm hơn, thuốc lá nhập lậu không kiểm soát được về chất lượng. Theo phân tích của viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá thì trong thuốc lá nhập lậu có sử dụng một số hóa chất cẩm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

“Các đối tượng buôn lậu sử dụng trang thiết bị rất hiện đại, sử dụng tàu nhanh hơn tàu của cảnh sát biển gấp 3 lần, sử dụng ô tô, mô tô phân khối lớn… Do đó để hoạt động chống buôn lậu hiệu quả chúng ta cần trang bị, hỗ trợ thêm cho lực lượng chức năng trang thiết bị hiện đại. 

Chúng tôi có kiến nghị nên trích 50% quỹ phòng chống tác hại thuốc lá do các doanh nghiệp thuốc lá đóng góp để trang bị phương tiện cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ”, ông Cường đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng nhấn mạnh, việc chống buôn lậu không phải việc một sớm một chiều, cần phải cả hệ thống chính trị vào cuộc. 

Trong thời gian vừa qua, có địa phương làm tốt công tác chống buôn lậu như tỉnh Hà Tĩnh: Nơi nào để hàng lậu, hàng giả, hàng nhái vào địa bàn ở huyện, xã phường đó thì cấp uỷ chính quyền đó trước hết sẽ phải chịu trách nhiệm.

Có thể nói những lợi nhuận do buôn lậu thuốc lá đem lại cùng với những khó khăn, bất cập trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại thì cuộc chiến chống buôn lậu vẫn hết sức cam go, phức tạp.

Lãnh đạo Tổng Cục Hải quan, Cục QLTT, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho biết, việc chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái không thể một sớm, một chiều. Mặc dù thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều có gắng, trong việc đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu nhưng tình trạng buôn lậu vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, do đó rất cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, ban ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương cùng toàn thể nhân dân chung tay góp sức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thùy (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN