Loạn thị trường gạo ngon nhất thế giới ST25

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới, gạo ST25 đang bị mạo danh, làm giả tràn lan ở thị trường trong nước.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, thị trường gạo tại Hà Nội hiện có đến hàng chục loại gạo ST25 được các thương lái mời chào với giá từ 28.000 – 40.000 đồng/kg. Tuy cùng thương hiệu ST 25 nhưng đủ các loại mẫu mã bao bì khác nhau.

Tại một cửa hàng gạo ở phố Dịch Vọng (Cầu Giấy), chị L, chủ của hàng giới thiệu hai loại gạo ST25 khác nhau. Một túi được ghi do doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí (con trai ông Hồ Quang Cua) sản xuất có giá 35.000 đồng/kg. Một loại khác không nhãn mác, chỉ có chữ ST25 gạo Sóc Trăng, với giá 30.000 đồng/kg.

Theo chị L, cửa hàng chị là một trong những đại lý phân phối gạo ST 25 chính hãng do chính ông Hồ Quang Cua sản xuất. Do vậy, nếu khách muốn mua bao nhiêu, cửa hàng đều cung cấp đủ.

Tại cửa hàng này, bao bì gạo ST25 được làm nhái rất công phu, nếu không tinh ý sẽ rất khó phát hiện. Cụ thể, bao bì có đầy đủ tên và địa chỉ của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, cũng như số điện thoại liên hệ. Trên bao bì còn có logo hình tam giác “word’s best rice”. Tuy nhiên, số năm ghi lại là 2012, chứ không phải 2019, năm gạo ST25 được vinh danh gạo ngon nhất thế giới.

Bao gạo ST 25 được làm nhái rất tinh vi tại một cửa hàng ở phố Dịch Vọng, Cầu Giấy

Bao gạo ST 25 được làm nhái rất tinh vi tại một cửa hàng ở phố Dịch Vọng, Cầu Giấy

Cách đó không xa, một cửa hàng khác cũng bán gạo ST25 với giá 30.000 đồng/kg. Theo quan sát của phóng viên, tại cửa hàng này, loại gạo ST25 trên bao bì chỉ ghi “ST25, đặc sản Sóc Trăng” mà không ghi bất cứ thông tin, số điện thoại liên hệ hay tên nhà sản xuất nào.

Chủ của hàng cho biết, loại không nhãn mác này là hàng thường cùng giống ST 25 của ông Hồ Quang Cua nhưng do đơn vị khác sản xuất. “Loại này chất lượng ngang ngửa như gạo của ông Cua, đều nấu rất dẻo và thơm. Nhiều khách còn muốn đóng cả túi 20 kg”, chủ cửa hàng cho hay.

Tại đây, còn có các thùng gạo không bao bì, nhãn mác mà chỉ được chủ cửa hàng cắm biển gỗ ở giữa ghi tên là “ST 25” rồi quảng cáo đây là gạo chính hãng. Theo giới thiệu của chủ cửa hàng, loại gạo này được nhập từ vùng sản xuất gạo ST 25 ở miền Tây về, qua nhiều lần nấu lên thơm, ngon, chất lượng tốt nên cửa hàng bán rất chạy.

Trên thị trường đang có hàng chục loại bao bì, nhãn mác quảng cáo bán gạo ST 25 chính hãng

Trên thị trường đang có hàng chục loại bao bì, nhãn mác quảng cáo bán gạo ST 25 chính hãng

Theo khảo sát của Tiền Phong, rất nhiều đại lý gạo trên địa bàn Hà Nội đều rao bán loại gạo ST25 với bao bì “tối giản”, trong đó loại chỉ một màu trắng toát là phổ biến nhất. Tất cả đều khẳng định đó là gạo ST25 chính hãng. Đáng chú ý, giá loại gạo này biến động thất thường tùy theo từng đại lý.

Một đại lý bán gạo tại ngõ 79 phố Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy) chào bán một kg gạo ST25 với giá 28.000 đồng. Cùng loại gạo và nhãn mác đó một cửa hàng tại ngõ 106 phố Tân Mai (Hoàng Mai) có giá 24.000 đồng/kg.

Ngoài các đại lý gạo, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhan nhản các cửa hàng, shop, cá nhân quảng bá rầm rộ và rao bán gạo ST25 "chính hãng".

ST 25 thật có 4 số điện thoại

Ông Hồ Quang Cua, cha đẻ của thương hiệu lúa ST25 cho biết, mỗi năm doanh nghiệp của ông cung cấp ra thị trường khoảng 3.000 tấn gạo ST25 và được đóng gói với nhãn mác đầy đủ. Trên bao bì có ghi thông tin tên DN Hồ Quang Trí, địa chỉ sản xuất, đồng thời gắn logo hình tam giác do Tổ chức Thương mại lúa gạo Toàn cầu chứng nhận. Đặc biệt, bao bì phải kèm 4 số điện thoại gồm của doanh nghiệp, vợ chồng ông Cua và bà Trịnh Kim Tuyến, cùng số điện thoại con gái.

“Nếu không phải 4 số điện thoại đó, thì đều không phải gạo do doanh nghiệp chúng tôi sản xuất”, ông Cua khẳng định.

Gạo ST 25 chính hãng do DNTN Hồ Quang Trí sản xuất và đóng gói

Gạo ST 25 chính hãng do DNTN Hồ Quang Trí sản xuất và đóng gói

Theo ông Cua, cùng với việc cung cấp 3.000 tấn gạo, doanh nghiệp này vừa xuất ra thị trường khoảng 4.000 tấn thóc giống, tương đương với 100.000 tấn gạo ST25 không phải do ông trồng sẽ có mặt trên thị trường.

“Các loại giống này đều do doanh nghiệp khác trồng và phân phối. Thời điểm này cũng là vụ đầu tiên của họ thu hoạch, nhưng khi phân phối đều ghi rất rõ thông tin doanh nghiệp”, ông Cua nói.

Ông Cua cũng cho biết, trên thị trường hiện có hàng chục loại gạo giả, nhái thương hiệu của ông. Gia đình ông cũng đang phản ánh đến cơ quan chức năng để vào cuộc, ngăn chặn tình trạng này.

Cảnh báo giá hồ tiêu tại Việt Nam ”cay xè”

Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), từ 3 tuần sau Tết, giá hồ tiêu Việt Nam ghi nhận mức tăng 40% so với thời điểm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thành ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN