Loạn "đặc sản" giả, móc túi người mua

Những món ăn ngon miệng từ thượng vàng hạ cám, từ hàng trăm ngàn đồng hoặc vài ngàn đều bị làm giả để móc túi khách mua.

Máy bắn lông 3 chân làm thịt lợn Mán giả

Một người chuyên buôn lợn từ các vùng núi Tây Bắc đổ về các nhà hàng ở Hà Nội, đầu mối cung cấp lợn mán có uy tín, cho biết, đa số lợn mán bán đầy chợ là đồ giả.

Loạn "đặc sản" giả, móc túi người mua - 1

Thịt lợn mán có lông da 3 lỗ là đặc điểm nổi bật khiến người tiêu dùng dễ bị đánh lừa

Theo người buôn hàng này, thịt lợn mán có da khá dày và cứng, lớp mỡ cực ít hoặc không có. Da lợn mán sần sùi, không bóng như da lợn nhà hay lợn lai, thường có ba sợi lông mọc chụm ở một chỗ. Thịt lợn rừng có màu nhạt chứ không đỏ như thịt nhà và có mùi hôi khá đặc trưng. Khi chế biến, thịt lợn rừng ngọt và thơm hơn thịt lợn nuôi. Điểm đáng chú ý là bì thịt lợn rừng phải nấu trong vòng 15 – 25 phút thì mới giòn và ăn được.  

"Một số cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt lợn tại Hà Nội thường trà trộn thịt lợn thường với lợn mán dựa trên một số đặc điểm nhận dạng như đã mô tả. Người ta có thể dùng máy bắn lông để tạo thành chân lông 3 lỗ trên bì lợn. Cũng có thể dùng lợn nhỏ, nuôi cám tăng trọng để giống hệt lợn mán. Việc trà trộn, nhập nhèm lợn mán trên bàn thịt là hoàn toàn có thể xảy ra”.

"Sườn bò thơm cay" từ bột, phụ gia

Món sườn bò thơm cay của một công ty có trụ sở tại Hoài Đức, Hà Nội sản xuất bị nghi ngờ làm từ xốp, vì.

Loạn "đặc sản" giả, móc túi người mua - 2

Sản phẩm “sườn bò thơm cay” từ bột mì

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý nông-lâm-thủy sản - cho biết, kết quả sản phẩm “sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH Sa Sa (Hà Nội) được làm từ bột mỳ, nước, dầu thực vật đường, muối ớt, bột gia vị, mỳ chính và phụ gia hương liệu.Việc ghi tên nhãn “sườn bò thơm cay” trong khi thành phần không có thịt bò như vậy đã vi phạm quy định ghi nhãn, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Bắt hàng tấn mực giả dai như cao su

Đầu tháng 11, Hải quan cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh bắt giữ đò sắt chở 13 bao dứa đựng 975 kg hàng hóa, không rõ nguồn gốc Số hàng  nghi là mực khô giả, màu hồng nhạt, có mùi mực, cho ngâm nước rất lâu vẫn không mềm mà dai như cao su. Chủ hàng khai nhận chở thuê cho một phụ nữ người Trung Quốc vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.

Theo một số cán bộ Hải quan làm nhiệm vụ, số hàng trên nghi là mực khô giả. Bằng cảm quan cho thấy, số hàng này có màu hồng nhạt, có mùi mực, cho ngâm nước rất lâu vẫn không mềm mà dai như cao su.

Qua đấu tranh ban đầu, chủ đò không xuất trình được giấy tờ hợp pháp của lô hàng và khai nhận chở thuê cho một phụ nữ người Trung Quốc vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.

Lợn sề "lên đời" làm giả thịt dê

Tiết lộ của một số người bán hàng tại các chợ đổ mối thịt, đừng mong mua được thịt dê thật 100% ngoài chợ, vì giá thịt dê tương đối đắt nên người bán tìm cách “phù phép” trộn lẫn những loại thịt rẻ hơn vào để kiếm thêm lời.

Loạn "đặc sản" giả, móc túi người mua - 3

Thịt dê nhiều khi bị làm giả bằng thịt heo nái già

“Đống thịt dê thái sẵn để bán cho khách kia chỉ có nhiều nhất là 7 phần thịt dê, còn lại ít nhất 3 phần là thịt heo nái già. Vì thịt này khi ăn bì cũng giòn như thịt dê, lại trộn lẫn với thịt dê nên cũng có mùi của thịt dê, và vì thế họ đánh lừa được người tiêu dùng", người bán tiết lộ.

Trước đó, việc treo thú nuôi đã giết mổ quanh khu vực chùa Hương giả thịt thú rừng cũng bị lên án vì xâm phạm chốn tôn nghiêm. Dù cơ quan chức năng và cả tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đều cho rằng hầu hết những con thú được bày bán đều là giả, được làm từ chó, mèo và thỏ…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.G (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN