Loại tranh truyền thống của Việt Nam lên báo nước ngoài vì độ tinh tế và đắt đỏ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sơn mài là một loại tranh truyền thống của Việt Nam. Màu sơn được làm từ một loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á được gọi là Rhus succedanea. Cùng với nguyên liệu thô đắt tiền, những tác phẩm này đòi hỏi hàng tháng trời sơn nhiều lớp và chà nhám lại.

Sơn mài là một loại tranh truyền thống của Việt Nam, được tạo ra bằng cách sử dụng một loại màu sơn được thu hoạch từ một loại cây tại Việt Nam. Quá trình này đòi hỏi nhiều tháng sơn lại và chà nhám các lớp sơn để tạo ra hình vẽ. Năm ngoái, một bức tranh sơn mài đã được bán đấu giá với giá 972.000 USD. Business Insider đã thực hiện bài viết để tìm ra lý do khiến cho những bức tranh này trở nên đặc biệt? Và điều gì đã khiến chúng đắt đỏ như vậy?

Loại tranh truyền thống của Việt Nam lên báo nước ngoài vì độ tinh tế và đắt đỏ - 1

Tranh sơn mài là một loại hình nghệ thuật có giá trị đáng kinh ngạc trong văn hóa Việt Nam, đòi hỏi cả thời gian, kỹ năng và những nguyên liệu tự nhiên độc quyền cần thiết để làm ra nó. Quá trình sản xuất sơn mài bắt đầu từ những khu rừng Việt Nam, nơi những người trồng rừng lấy nhựa từ một loại cây sáp có độc nguồn gốc từ Đông Nam Á được gọi là Rhus succedanea (Cây Sơn ta). Người trồng rừng phải chặt hơn 400 cây để lấy từ 1 đến 1,5kg nhựa.

Cây Sơn ta cho thu hoạch sau ba năm ươm trồng, sau đó có thể thu hoạch trong bốn đến năm năm tiếp theo. Để lấy nhựa cây, người thợ phải bắt đầu từ 4 giờ sáng, rạch trên vỏ cây, dùng vỏ trai để hứng nhựa trong ba đến bốn giờ.

Sau khi thu hoạch, nhựa sơn mài phải được loại bỏ hết tạp chất và trộn trong vài giờ trước khi sơn. Một trong những đặc điểm cơ bản của sơn mài là độ sâu được tạo ra bằng cách sơn thêm nhiều lớp và chà nhám lại. Những lớp này không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy trong tác phẩm đã hoàn thành nhưng là điểm khác biệt của tranh sơn mài với các phong cách tranh thông thường khác. Với chất liệu sơn dầu, các họa sĩ vẽ từ sau ra trước, vẽ phong cảnh trước và các chi tiết sau. Quy trình làm tranh sơn mài thì ngược lại.

Các nghệ sĩ trộn các thành phần tự nhiên để tạo ra màu sắc, như vỏ trứng để tạo ra màu trắng hoặc chu sa, một loại quặng độc hại, để tạo ra màu đỏ. Trong một số trường hợp, các nghệ sĩ thêm những chiếc lá bạc, đôi khi thậm chí là vàng, để tạo ra vẻ sáng bóng nhẹ nhàng. Những chất này có thể là một trong những phần đắt nhất của sơn mài.

Mặc dù nguyên liệu thô đắt đỏ là yếu tố mang lại giá trị của bức tranh, tuy nhiên kỹ năng và công việc của người nghệ sĩ mới là thứ thiết lập giá trị cuối cùng. Cùng với lòng kiên nhẫn vô bờ bến, mỗi tác phẩm đều độc đáo và khó đoán. Đó là bởi vì các họa sĩ không bao giờ chắc chắn về cách các lớp sơn sẽ tái tạo lại thông qua quá trình chà nhám. Điều này có thể làm tăng giá trị của tác phẩm hoặc buộc một nghệ sĩ phải bắt đầu lại từ đầu.

“Mỗi lần hoàn thành một bức tranh - những bức tranh sử dụng chất liệu truyền thống luôn cần được làm khô. Chúng cần độ ẩm. Lý tưởng nhất là khi độ ẩm trong nhà từ 70% đến 80%, sơn mài sẽ khô rất nhanh. Bức tranh không thể khô vào một ngày khô hanh. Hơi nước trong không khí là chất xúc tác để các thành phần trong sơn mài kết nối với nhau, giúp sơn mài khô lại. Nếu mọi điều kiện thuận lợi, nó sẽ khô trong vài ngày. Ví dụ, nếu không khí khô, đôi khi có thể mất ba ngày để sơn đóng rắn. Để làm một bức tranh sơn mài, có thể mất hàng tháng trời.”

Nguồn: [Link nguồn]

Chàng trai trẻ kiếm hàng triệu đồng/sản phẩm từ thứ “chẳng mất tiền mua”

Nhặt những thứ có đầy ở ven sông, ven suối, Nguyễn Viết Công Thành (Huế) đã biến chúng thành các sản phẩm có giá tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo BI) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN