Loài cây ra toàn trái độc nhưng thân lại là “mỏ vàng” trị giá bạc triệu, người Việt mua về để cầu tài lộc
Giống cây này còn chia làm cây đực và cây cái, chỉ cây cái mới có thể ra quả.
Là cây cảnh với dáng vẻ thấp bé nhưng hồng đá (Diospyros cathayensis) lại cực kỳ sai quả. Những quả hồng đỏ treo lúc lỉu không chỉ mang lại vẻ ngoài đẹp mắt mà đối với người châu Á nói chung và người Việt nói riêng, đây còn là biểu tượng cho tài lộc, vàng bạc đến nhà.
Đây là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao đến vài mét. Thân có lớp vỏ màu xám xù xì, cành nhánh phát triển. Chúng thích nghi tốt với môi trường sống tại Việt Nam. Đặc biệt là khu vực có khí hậu lạnh như miền Bắc.
Quả hồng đá có màu xanh và chuyển dần sang màu cam đỏ khi chín. Điểm đặc biệt là quả có thể tồn tại đến 8 tháng trên cây chứ không nhanh rụng hay thối rữa như nhiều loại quả khác.
Tuy nhiên, trái với vẻ ngoài rực rỡ bắt mắt, quả hồng đá lại chứa một lượng độc tố nhất định. Nếu ai không biết và vô tình ăn phải thì có thể bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, cành cây hồng đá cón có nhiều gai nhọn, người hái quả phải lưu ý kỹ kẻo bị gai đâm. Tùy vào độ sâu của vết gai đâm, vết thương có thể khiến bạn bị đau hoặc sưng tấy trong thời gian dài.
Một điều thú vị là cây hồng đá chia làm cây đực và cây cái, trong đó cây cái mới có thể ra quả. Để sinh quả, cây cái cũng cần thụ phấn.
Tại Việt Nam, cây hồng đá có giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Thậm chí từng có cây hồng đá có giá lên đến 135 triệu đồng vì cây mọc lên thành rừng, liền bệ liền rễ. Ở Trung Quốc, loại cây cảnh này cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt là những cây hồng đá rừng sau khi được chỉnh sửa thế cây thì giá trị của chúng sẽ tăng rất cao, tối đa lên đến vài nghìn NDT/cây (tương đương từ vài triệu đến vài chục triệu đồng).
Ngoài ra tại xứ Trung, hồng đá còn có thể dùng làm dược liệu, có công dụng thông huyết, bổ gan. Quả có thể dùng để chiết sơn đỏ.
Nguồn: [Link nguồn]
Loài này vừa nhỏ vừa ít thịt, khả năng sinh sản kém nhưng vẫn có mức giá cao đến khó tin.