Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng vào thời điểm này, người dân làng nghề hương trầm truyền thống ở huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã bắt đầu bước vào chính vụ làm hương trầm để phục vụ Tết.

Vụ sản xuất chính của Hương trầm Quỳ Châu bắt đầu từ tháng 10 - 12 (âm lịch) hàng năm. Đây cũng là thời điểm làng nghề hoạt động nhộn nhịp nhất.

Hiện nay, toàn huyện Quỳ Châu, Nghệ An có 1 HTX và 6 làng nghề hương trầm thuộc 5 xã, thị trấn, trong đó riêng thị trấn Tân Lạc có 1 HTX và 1 làng nghề sản xuất hương trầm với gần 100 hộ.

Về thị trấn Tân Lạc vào những ngày này, trên khắp con đường đều thoang thoảng mùi hương thơm ngào ngạt, dễ chịu và có chút ấp áp trong giá lạnh. Đi đến đâu cũng bắt gặp cảnh người người, nhà nhà đang tập trung cao độ sản xuất hương trầm.

Là một trong những cơ sở sản xuất hương trầm lớn nhất trong vùng, gia đình chị Trần Thị Loan ở khối 2A, thị trấn Tân Lạc hiện nay có đến 30 công nhân đang làm việc miệt mài, thường xuyên. Theo chị Loan, mỗi năm trung bình cơ sở của chị sản xuất 3 vụ chính, mỗi vụ thường kéo dài 2 - 3 tháng.

Chị Trần Thị Loan - chủ cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan cho biết: Nhờ bí quyết do ông bà nội truyền lại, gia đình chị bắt đầu làm hương từ năm 1988. Những năm trước đây, do làm thủ công nên gia đình chỉ sản xuất được khoảng 2 triệu que. Từ năm 2012, gia đình đầu tư mua thêm máy cắt giấy nên Tết năm nay, cơ sở sản xuất được trên 35 vạn que.

Em Nguyễn Văn Bình (12 tuổi) chia sẻ: “Vào khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, nghề làm hương trầm nhộn nhịp hẳn lên. Gia đình em không sản xuất hương trầm, nhưng những ngày này, sáng đi học, chiều về em lại sang nhà dì Loan để làm hương, phụ giúp cho gia đình. Em tham gia quấn hương ở đây đã được 4 năm rồi”.

Nghề làm hương trầm ở Quỳ Châu đã có từ 30 - 40 năm. Để sản xuất ra được những búp hương trầm thơm đặc biệt của vùng núi miền Tây xứ Nghệ, những người làm hương phải rất tỉ mỉ, cầu kỳ trong từng công đoạn, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến việc quấn hương. Mùa làm hương trầm thực sự bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, nhưng ngay từ đầu mùa hè, các gia đình làm hương trầm đã bắt đầu đi chọn nứa về để chẻ, ngâm rồi đưa ra phơi để làm chân hương. Họ cũng tất bật đi mua nguyên liệu làm bột hương để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán.

Nguyên liệu để làm hương chủ yếu là rễ cây hương bài, cây trầm. Nó có mùi thơm dịu, là loại cây thảo mộc, rễ chùm, mọc thành từng bụi ở vùng núi xứ Nghệ.

Cũng theo chị Loan, đã trừ chi phí mỗi năm thì gia đình chị thu về khoảng 300 - 400 triệu. Nhờ nghề làm hương trầm mà gia đình chị đã tạo cho hơn 30 công nhân trong làng có công ăn việc làm, thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/tháng.

Hương trầm được bán tại nhà với giá 5.000 - 10.000 đồng tùy loại. Loại hương này được rất nhiều thương lái từ các vùng, miền đến thu mua, trong đó, TP.Vinh và Hà Nội là nhiều nhất.

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 1

Hương trầm là một sản phẩm truyền thống của người dân Qùy Châu (Nghệ An) đã có cách đây gần 30 – 40 năm.

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 2

Nguyên liệu để làm cây hương trầm chủ yếu là rễ cây bài, cây trầm.

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 3

Công nhân làm hương trầm phần lớn là người bản địa.

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 4

Người làm hương phải rất tỉ mỉ, cầu kỳ từng công đoạn.

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 5

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 6

Công đoạn đóng hương trầm vào bao.

Làng nghề truyền thống hối hả vào vụ Tết - 7

Bước cuối cùng để hoàn thành những búp hương trầm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Anh (Sức khỏe & Đời sống)
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN