Làng nghề duy nhất ở xứ Nghệ làm giấy dó thủ công

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) từng có cả trăm hộ dân làm nghề giấy dó thủ công. Tuy nhiên hiện chỉ còn hơn 6 hộ bám trụ với nghề. Đây cũng là làng nghề duy nhất tại tỉnh này làm giấy dó.

Tranh thủ những ánh nắng le lói mùa đông, bà Trương Thị Hải (SN 1963, trú xóm 3 Phong Phú, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đưa những tấm khuôn làm giấy dó ra phơi trước khoảnh sân nhỏ của gia đình. Đây là thành quả của bà Hải sau một buổi miệt mài làm giấy với đủ công đoạn khác nhau.

Tranh thủ những ánh nắng le lói mùa đông, bà Trương Thị Hải (SN 1963, trú xóm 3 Phong Phú, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đưa những tấm khuôn làm giấy dó ra phơi trước khoảnh sân nhỏ của gia đình. Đây là thành quả của bà Hải sau một buổi miệt mài làm giấy với đủ công đoạn khác nhau.

Làng nghề duy nhất ở xứ Nghệ làm giấy dó thủ công - 2

"Làm giấy dó thủ công nên cũng hơi vất vả. Ngoài ra còn phải chờ trời nắng mới làm được. Không có nắng không phơi được giấy. Tất cả là nhờ trời", bà Trương Thị Hải chia sẻ và cho hay bà và người dân trong làng không ai biết nghề giấy dó có từ bao giờ. Tuy nhiên, hiện bà Hải đã làm nghề này được hơn 40 năm và sẽ cố gắng lưu giữ nghề xa xưa để lại.

"Làm giấy dó thủ công nên cũng hơi vất vả. Ngoài ra còn phải chờ trời nắng mới làm được. Không có nắng không phơi được giấy. Tất cả là nhờ trời", bà Trương Thị Hải chia sẻ và cho hay bà và người dân trong làng không ai biết nghề giấy dó có từ bao giờ. Tuy nhiên, hiện bà Hải đã làm nghề này được hơn 40 năm và sẽ cố gắng lưu giữ nghề xa xưa để lại.

Bà Hải cho biết để làm ra giấy dó mất rất nhiều công đoạn và nguyên liệu. Trong đó nguyên liệu chính để làm ra giấy dó chính là vỏ từ cây Niệt. Những cây Niệt thường mọc ở ngoài cánh đồng và được vợ chồng bà Hải đi tìm khắp khu vực tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để hái. Cứ vài tháng, vợ chồng bà Hải sẽ đi hái cây Niệt về cất dành, khi nào làm hết sẽ tiếp tục đi hái.

Bà Hải cho biết để làm ra giấy dó mất rất nhiều công đoạn và nguyên liệu. Trong đó nguyên liệu chính để làm ra giấy dó chính là vỏ từ cây Niệt. Những cây Niệt thường mọc ở ngoài cánh đồng và được vợ chồng bà Hải đi tìm khắp khu vực tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để hái. Cứ vài tháng, vợ chồng bà Hải sẽ đi hái cây Niệt về cất dành, khi nào làm hết sẽ tiếp tục đi hái.

Khung để làm ra giấy dó được ghép lại từ những thanh tre và vải màn. Phía ngoài có một khung làm bằng sắt chắc chắn để căng cho khung và tấm vải màn được căng, phẳng. Khung làm giấy được định hình theo khuôn mẫu và kích thước sẵn có.

Khung để làm ra giấy dó được ghép lại từ những thanh tre và vải màn. Phía ngoài có một khung làm bằng sắt chắc chắn để căng cho khung và tấm vải màn được căng, phẳng. Khung làm giấy được định hình theo khuôn mẫu và kích thước sẵn có.

Làng nghề duy nhất ở xứ Nghệ làm giấy dó thủ công - 6

Cây Niệt sau khi hái về sẽ được vợ chồng bà Hải tách lấy vỏ, làm sạch rồi mang đi hầm cùng một ít vôi bột để vỏ cây mềm và mất mùi hôi vốn có. Hầm vỏ cây khoảng một đêm. Khi thấy vỏ cây mềm thì đổ ra ngâm dưới dòng nước chảy khoảng một buổi. Vỏ cây sau đó được đưa lên phiến đá và dùng chày gỗ dã nát lấy bột.

Cây Niệt sau khi hái về sẽ được vợ chồng bà Hải tách lấy vỏ, làm sạch rồi mang đi hầm cùng một ít vôi bột để vỏ cây mềm và mất mùi hôi vốn có. Hầm vỏ cây khoảng một đêm. Khi thấy vỏ cây mềm thì đổ ra ngâm dưới dòng nước chảy khoảng một buổi. Vỏ cây sau đó được đưa lên phiến đá và dùng chày gỗ dã nát lấy bột.

Làng nghề duy nhất ở xứ Nghệ làm giấy dó thủ công - 8

Thứ "phụ gia" trộn để làm giấy không thể thiếu là chất nhờn từ cây Bét Bét. Sau khi chặt cây Bét Bét về, bà Hải chặt nhỏ ngâm với nước để cho ra thứ chất nhờn.

Thứ "phụ gia" trộn để làm giấy không thể thiếu là chất nhờn từ cây Bét Bét. Sau khi chặt cây Bét Bét về, bà Hải chặt nhỏ ngâm với nước để cho ra thứ chất nhờn.

Chất nhờn này sau đó được trộn cùng với nước lã và bột của cây Niệt đã giã nát để tráng lên khuôn làm giấy dó.

Chất nhờn này sau đó được trộn cùng với nước lã và bột của cây Niệt đã giã nát để tráng lên khuôn làm giấy dó.

Bà Hải cho biết trước đây thời thịnh vượng, làng nghề giấy dó ở xã Nghi Phong có đến cả trăm hộ dân làm. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài hiện chỉ còn 6 hộ gia đình còn làm nghề. Những hộ gia đình khác đều đã chuyển đổi sang công việc khác hoặc đi làm ăn xa quê hương. Đây cũng là làng nghề giấy dó độc đáo và duy nhất tại tỉnh Nghệ An.

Bà Hải cho biết trước đây thời thịnh vượng, làng nghề giấy dó ở xã Nghi Phong có đến cả trăm hộ dân làm. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài hiện chỉ còn 6 hộ gia đình còn làm nghề. Những hộ gia đình khác đều đã chuyển đổi sang công việc khác hoặc đi làm ăn xa quê hương. Đây cũng là làng nghề giấy dó độc đáo và duy nhất tại tỉnh Nghệ An.

Mỗi ngày, một mình bà Hải có thể làm ra được 40 tờ giấy dó. Khi có sự giúp sức của chồng và con, bà Hải có thể làm ra được hơn trăm tờ giấy dó. Mọi công đoạn làm ra giấy đều bằng thủ công mà không có bất cứ máy móc, hóa chất nào hỗ trợ nên khá vất vả.

Mỗi ngày, một mình bà Hải có thể làm ra được 40 tờ giấy dó. Khi có sự giúp sức của chồng và con, bà Hải có thể làm ra được hơn trăm tờ giấy dó. Mọi công đoạn làm ra giấy đều bằng thủ công mà không có bất cứ máy móc, hóa chất nào hỗ trợ nên khá vất vả.

Sau khi những khuôn giấy được tráng một lớp nước mỏng tanh, bà Hải mang ra nắng phơi khô.

Sau khi những khuôn giấy được tráng một lớp nước mỏng tanh, bà Hải mang ra nắng phơi khô.

Sau nhiều giờ đồng hồ phơi nắng, gió, những tấm giấy mỏng đã được hình thành trên khuôn. Bà Hải cho hay công đoạn gỡ giấy ra không nặng nhọc nhưng rất quan trọng và phải thật khéo léo. Nếu người nào không quen việc, gỡ làm giấy rách thì coi như mất công sức làm cả buổi trời.

Sau nhiều giờ đồng hồ phơi nắng, gió, những tấm giấy mỏng đã được hình thành trên khuôn. Bà Hải cho hay công đoạn gỡ giấy ra không nặng nhọc nhưng rất quan trọng và phải thật khéo léo. Nếu người nào không quen việc, gỡ làm giấy rách thì coi như mất công sức làm cả buổi trời.

Làng nghề duy nhất ở xứ Nghệ làm giấy dó thủ công - 15

Những tấm giấy dó mỏng sau khi hoàn thiện được bà Hải bán cho các thương lái với giá 4.000 đồng/một tờ. Giấy dó mua về thường được dùng để làm quạt giấy, cuốn hương trầm hoặc gói cá biển.

Những tấm giấy dó mỏng sau khi hoàn thiện được bà Hải bán cho các thương lái với giá 4.000 đồng/một tờ. Giấy dó mua về thường được dùng để làm quạt giấy, cuốn hương trầm hoặc gói cá biển.

Bà Trương Thị Hải chia sẻ nghề giấy dó hiện đang dần mai một. Một phần vì thu nhập bấp bênh, một phần vì lao động trẻ không còn theo nghề làm giấy dó của cha ông để lại mà đi làm những công việc khác. Tuổi đã cao nhưng bà Hải cho biết sẽ cố gắng giữ lấy nghề truyền thống.

Bà Trương Thị Hải chia sẻ nghề giấy dó hiện đang dần mai một. Một phần vì thu nhập bấp bênh, một phần vì lao động trẻ không còn theo nghề làm giấy dó của cha ông để lại mà đi làm những công việc khác. Tuổi đã cao nhưng bà Hải cho biết sẽ cố gắng giữ lấy nghề truyền thống.

Người dân làng hoa Hà Nội đối mặt với nỗi lo ''mất'' Tết

Cận kề Tết Nguyên đán 2024, thời điểm này, tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), người dân đang khẩn trương vào giai đoạn chăm sóc hoa chuẩn bị cho vụ Tết nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Tú ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN