"Lộc trời" trăm chân giúp người dân Hải Dương có ngay trăm triệu chỉ trong vài ngày

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Khi mùa rươi về vào các tháng 9, 10, 11, người dân xã An Thành chỉ cần làm vài ngày đã có ngay vài trăm triệu.

Mùa thu hoạch rươi bắt đầu vào quãng 20/9 đến 5/10 âm lịch hằng năm. Người dân xã An Thành, Tứ Kỳ, Hải Dương truyền tai nhau câu ví: "tháng chín đôi mươi tháng mười mùng năm" cũng là để nhắc nhau về vụ thu hoạch đặc biệt này.

Ngoài tên gọi là rươi, người dân các vùng như Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh...còn gọi bằng một cái tên khác là con bách cước, bởi chúng có hàng trăm chiếc chân. Rươi là thức ăn bổ dưỡng, được người dân sử dụng như một món ăn dân dã hàng ngày. 

Khi cuộc sống đã đủ no, đủ ấm, loại thực phẩm đặc biệt này được người dân thành phố biết đến mua về, rươi trở thành món ăn sang trọng, đắt đỏ. “Còn một đợt rươi chín nữa trong tháng 10 này sẽ kiếm được kha khá bởi năm nay giá cao và rươi cũng nhiều” - ông Phạm Xuân Thương (66 tuổi làng Thanh Kỳ - xã An Thanh - Tứ Kỳ - Hải Dương) hồ hởi cho chúng tôi biết.

"Lộc trời" trăm chân giúp người dân Hải Dương có ngay trăm triệu chỉ trong vài ngày - 1

Ông Phạm Xuân Thương bên ruộng rươi của mình.

Hiện ông Thương có gần 10 mẫu ruộng kinh doanh con bách cước này. "Sau khi hết mùa rươi, ruộng bắt đầu cấy lúa. Năm chỉ cấy một vụ thôi còn lại thuê người dọn dẹp sạch sẽ, bừa bùn phẳng để dành thời gian cho mùa rươi kế cận” - ông Thương cho biết.

Theo những người dân ở các xã thuộc huyện Tứ Kỳ, rươi là thứ lộc trời nên phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng của mình, không thể biết trước được năm nào bội thu, năm nào không. “Có năm gia đình tôi trừ sâu, bón phân cho lúa nhiều thành thử rươi bỏ đi hoặc chết sạch. Sau này rút kinh nghiệm, không bón phân nữa mà thay bằng loại phân vi sinh, còn thuốc trừ sâu thì tuyệt đối không dùng” - bà Thanh, một người làm rươi ở đây cho biết.

Cũng theo bà Thanh, vụ rươi năm trước, nhà bà có 3 mẫu ruộng, cũng thu về hơn 200 triệu đồng nhờ món lộc trời ban này. 

Hằng năm, cứ vào những ngày rươi chín rộ là thương lái đổ về tận ruộng thu mua. Giá bình quân từ 400.000 - 450.000 đồng/kg. Có những năm khan hàng, có thể lên tới 600.000 đồng/kg. “Năm nay rươi được mùa, nhưng giá thành cũng 500.000 đồng/kg đổ cho thương lái. Ở đây, chúng tôi bán lẻ hay bán cho thương lái đều đồng một giá” - ông Thương nói.

"Lộc trời" trăm chân giúp người dân Hải Dương có ngay trăm triệu chỉ trong vài ngày - 2

Những mẻ rươi tươi rói, đỏ au được thu gom về, rửa sạch sau đó bán cho khách hoặc các thương lái.

Anh Nguyễn Văn Chí, một trong những thương lái chuyên cung cấp rươi cho các nhà hàng ở Hà Nội cho biết, mỗi mùa rươi về, anh huy động các xe xuống thu mua, về chia nhỏ thành túi từ 1-5 kg để bán lại cho các nhà hàng. “Vì nó chỉ xuất hiện trong một, hai ngày nên khi có rươi là phải chạy đến thu mua ngay, sau đó về rửa sạch, phân gói. Tháng vừa rồi tôi mua được khoảng 4 tấn về phân phát cho các nhà hàng” - anh Chí cho hay.

Cũng theo anh Chí, khoảng 2 năm trở lại đây, rươi được các thương lái săn lùng và xuất đi Trung Quốc nhiều nên giá rươi cũng cao hơn và hàng cũng khan hiếm hơn. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại giá rươi tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn...không dưới 800.000 đồng/kg. Và thực khách muốn sử dụng thứ đồ ăn này phần lớn phải đặt trước hoặc phải dùng hàng đông lạnh.

"Lộc trời" trăm chân giúp người dân Hải Dương có ngay trăm triệu chỉ trong vài ngày - 3

Sau khi vớt từ ruộng lên, các chủ ruộng rươi rửa, phân loại sau đó mới bán.

"Lộc trời" trăm chân giúp người dân Hải Dương có ngay trăm triệu chỉ trong vài ngày - 4

Một thùng xốp rươi được thương lái thu mua chuẩn bị đi các tỉnh.

Giá đắt đỏ khó tin của loài tên là ngán nhưng ”ăn là nghiện”

Hiện nay, nó được biết đến là đặc sản từ tự nhiên trứ danh vùng đất biển Quảng Ninh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Giang Vương ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN