Làm giàu từ con “ăn đêm, ngủ ngày”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau một thời gian bươn chải nơi đất khách quê người, anh Tô Văn Bình ( 36 tuổi, thôn Thạnh Phú, xã Đại Chánh, H. Đại Lộc, Quảng Nam), từ bỏ công việc về quê hương với quyết tâm làm giàu từ mô hình nuôi dúi.

Làm giàu từ con “ăn đêm, ngủ ngày” - 1

Anh Bình cầm trên tay con dúi nặng hơn 2kg sau 8 tháng chăm nuôi và dúi đang sinh sản.

Anh Bình cầm trên tay con dúi nặng hơn 2kg sau 8 tháng chăm nuôi và dúi đang sinh sản.

Nhiều năm làm ăn xa nhưng vẫn chẳng có thu nhập là bao, năm 2017, với số tiền gần 30 triệu đồng đã tích góp, anh Bình quyết định về quê đầu tư nuôi dúi. Ban đầu, anh xây một chuồng nhỏ, diện tích chỉ khoảng 4m2 theo kiểu nhà tầng để nuôi thử nghiệm 2 cặp dúi rừng. “Lúc bắt đầu, do chưa có nhiều kiến thức và chưa nắm bắt được hết kỹ thuật nên cũng gặp nhiều khó khăn, tôi đã tìm đến các trang trại trên địa bàn để học hỏi và phải mất gần 1 năm trời tôi mới thành thạo trong việc nuôi dúi lúc sinh sản”.

Giải thích vì sao chọn nuôi dúi để khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương, anh cho biết vì dúi là loài đặc sản, thịt thơm ngon, giàu chất đạm nên được thực khách ưa chuộng. Đồng thời, anh đã thấy qua từ một người chị đã thành công từ mô hình này, nên từ đó cũng quyết định nuôi dúi.

Trung bình mỗi năm, 1 con dúi mẹ sẽ đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con, dúi con được khoảng 60 ngày thì tách mẹ, bán giống, với dúi giống mỗi con phải chăm sóc trong khoảng 5-7 tháng, cho trọng lượng 1-1,2kg/con (loại nhỏ), từ 1,5-2kg/con (loại lớn), giá bán dao động từ 800.000 - 1,1 triệu đồng/con. Với dúi thương phẩm khi bán tại trại giá dao động từ 450.000 – 500.000 đồng/con. Mỗi năm trang trại của anh thu về hơn 200 triệu đồng.

Thấy việc nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Bình quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng để xây chuồng 100m2 và mua thêm con giống để nuôi theo phương pháp mới. Từ 2 cặp dúi ban đầu, anh đã nhân đàn lên rất nhanh, đến nay số lượng đàn lên đến 200 con, trong đó có 40 con đang trong thời kỳ sinh sản và dúi nhiều tháng tuổi để bán giống và thương phẩm.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi dúi, anh Bình nói, tuy dúi là loài dễ nuôi, nhưng nếu không hiểu rõ được tập tính của chúng thì rất dễ thất bại. Ban đầu lúc mới nuôi cũng khá bỡ ngỡ, dúi phát triển kém và khả năng sinh sản thấp. Đặc biệt khi nuôi dúi phải chú ý đến thời kỳ sinh sản, cung cấp đầy đủ những thức ăn cần thiết, bổ sung canxi và lưu ý là phải tìm bạn đời phù hợp, để hai cá thể không xảy ra xung đột.

Nuôi dúi ít tốn chi phí và công chăm sóc, thức ăn thuộc loại dễ tìm kiếm, chủ yếu ăn các loại như mía, ngô, cỏ… hoặc rau củ quả. Dúi là động vật gặm nhấm, khá hung dữ, vì thế mỗi con dúi phải xây một chuồng riêng. Không gian nuôi không cần rộng, chỉ gần ghép gạch men 0,5m2 thành ô vuông là đủ. Loài dúi ngoài tự nhiên sống ở hang, hoạt động vào ban đêm nên chuồng trại cần ít ánh sáng, nhiệt độ thích hợp từ 25-30 độ C, trường hợp nóng phải có biện pháp giảm nhiệt. Đặc biệt, loài dúi không cần uống nước, lượng chất thải ra ít và khô nên khoảng 3 ngày sẽ dọn chuồng một lần, phun khử trùng 1 tháng/1 lần. Thời gian tới, anh cho biết sẽ mở rộng chuồng trại và tăng thêm số lượng đàn dúi.

“Theo nhu cầu thị trường hiện nay, đa số khách hàng chủ yếu đặt mua dúi giống là nhiều, còn dúi thương phẩm thì chỉ những con nào không sinh sản được hoặc quá già thì mới bán đi”, anh Bình nói thêm.

Anh Võ Đăng Hiệp – Bí thư Đoàn xã Đại Chánh cho biết: “Đây là mô hình mới tại địa phương nên Đoàn xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện để anh được vay vốn, tham gia các lớp tập huấn mở rộng chăn nuôi, nhân rộng mô hình cho thanh niên”.

Nuôi gà ta thả vườn, lão nông xứ sở sương mù lãi trăm triệu đồng

Mỗi năm ông Nguyễn Văn Dũng, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) nuôi gà ta thả vườn 3 lứa, mỗi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo  Thùy Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN