Làm giàu ở nông thôn: 9X xứ Nghệ viết kỳ tích ở Khe Voong

Sự kiện: Kinh Doanh

“Rừng keo này là của Lang Văn Vê, năm nay chưa đầy 30 tuổi. Không chỉ nhiều rừng, cậu Vê còn có hàng chục con lợn, con dê, trong tay có hàng trăm triệu đồng…”-đó là những gì người dân ở thung lũng Khe Voong thuộc xã Mậu Đức, huyện Con Cuông( Nghệ An) dành cho mô hình làm giàu ở nông thôn của chàng trai 9X Lang Văn Vê...

Lang Văn Vê, ở bản Khe Voong thuộc xã Mậu Đức, huyện Con Cuông (Nghệ An), đã làm giàu thành công trên quê hương của mình. Ảnh: Mỹ Hà. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa.

Lang Văn Vê, ở bản Khe Voong thuộc xã Mậu Đức, huyện Con Cuông (Nghệ An), đã làm giàu thành công trên quê hương của mình. Ảnh: Mỹ Hà. Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa.

Men theo con đường nhỏ len lỏi dưới tán keo một quãng khá xa, một chiếc lán nhỏ nằm bên mép đồi, xung quanh là hệ thống chuồng trại. Một thanh niên vóc dáng nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và hoạt bát đang phát cành cây, bụi cỏ.

Mồ hôi ướt đẫm khuôn mặt và chiếc áo nhưng Vê vẫn cởi mở và vui vẻ: “Bà con khen em hơi quá lời, gia trại của em đang bước đầu khởi dựng nên còn gặp nhiều khó khăn, mới trả được hết các khoản vay ban đầu thôi”, Lang Văn Vê mở lời.

Vê sinh ra và lớn lên ở bản Kẻ Sùng, xã Mậu Đức – một vùng quê nghèo nằm bên tả ngạn sông Lam. Xưa nay, nguồn thu nhập chính của bà con người Thái ở đây là nương rẫy và một ít lúa nước, ngoài ra còn có thêm nghề khai thác lâm sản.

Nương rẫy ngày một bạc màu, nguồn lâm sản cũng dần cạn kiệt, nguồn thu nhập cũng trở nên bấp bênh hơn. Có dạo, nhiều hộ trong bản bị thiếu đói, phải vào rừng đào củ mài về thay cơm, bố mẹ của Vê cũng từng rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa. Vê thấy cuộc sống khó khăn quá, nên ngày đêm trăn trở tìm cách để thoát nghèo...

Lang Văn Vê, năm nay chưa đầy 30 tuổi. Không chỉ nhiều rừng, thằng Vê còn có hàng chục con lợn, con dê, trong tay có hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Mỹ Hà.

Lang Văn Vê, năm nay chưa đầy 30 tuổi. Không chỉ nhiều rừng, thằng Vê còn có hàng chục con lợn, con dê, trong tay có hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Mỹ Hà.

Từ nhỏ, Vê đã nuôi dưỡng mơ ước trở thành kỹ sư ngành nông – lâm để trở về đánh thức tiềm năng đất đai, núi rừng và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Rồi ước mơ đã trở thành hiện thực, sau 4 năm miệt mài ở giảng đường, Vê trở về quê với tấm bằng kỹ sư nông – lâm.

Vê nhận được một vài lời mời từ các cơ sở nuôi trồng, sản xuất và kinh doanh các mặt nông – lâm sản nhưng Vê đã từ chối, bởi niềm mơ ước từ năm nào vẫn luôn cháy bỏng trong chàng trai trẻ của bản Kẻ Sùng. Nghĩa là anh kỹ sư của bản Thái quyết định gây dựng cơ ngơi, sự nghiệp ngay trên vùng đất mình được sinh ra.

Cùng với chăn nuôi lợn, Vê còn đầu tư nuôi thêm đàn dê, gà đen và đào ao nuôi cá. Ảnh: Mỹ Hà.

Cùng với chăn nuôi lợn, Vê còn đầu tư nuôi thêm đàn dê, gà đen và đào ao nuôi cá. Ảnh: Mỹ Hà.

“Vừa mới ra trường với hai bàn tay trắng, thời gian 4 năm theo học ở giảng đường tiêu tốn một khoản tiền lớn, bố mẹ đang phải xoay xở với bao khoản nợ nần, phải làm gì để khởi nghiệp? Câu hỏi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu em mãi, không dễ tìm ra lời đáp, nhất là kinh tế gia đình đang gặp không ít khó khăn, em ngày đêm mất ăn, mất ngủ. Và rồi, dịp may đã đến, năm 2017 cơ hội đã mở ra khi, gia đình em được hỗ trợ 30 con lợn đen làm giống theo chính sách xóa đói, giảm nghèo. Với số lợn ấy, em quyết định xây dựng gia trại phát triển chăn nuôi, sau đó mở rộng quy mô và trồng rừng nguyên liệu. “Đánh thức” núi rừng”, Vê chia sẻ.

Nhờ được đào tạo và có kiến thức cơ bản nên việc chăn nuôi của Vê khá thuận lợi, đàn gia súc tăng trưởng nhanh và lớn lên trông thấy. Ảnh: Mỹ Hà.

Nhờ được đào tạo và có kiến thức cơ bản nên việc chăn nuôi của Vê khá thuận lợi, đàn gia súc tăng trưởng nhanh và lớn lên trông thấy. Ảnh: Mỹ Hà.

Nhờ được đào tạo và có kiến thức cơ bản nên việc chăn nuôi của Vê khá thuận lợi, đàn lợn tăng trưởng nhanh và lớn lên trông thấy. Tuy nhiên, công việc không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái”, bởi có những lúc đàn lợn bị dịch bệnh, bỏ ăn, nằm ủ rũ. Nhất là lần cả đàn mấy chục con bị đau bụng, chữa bằng các loại thuốc thú y bán trên thị trường mãi cả tuần vẫn không khỏi. Lang Văn Vê thực sự hoang mang, vì đó là tất cả vốn liếng, là niềm hy vọng, nếu không may gặp phải rủi ro chắc chắn sẽ rơi vào cảnh nợ nần triền miên, không biết lúc nào mới trả hết. 

Hào hứng, nhiệt huyết hiện rõ trên đôi mắt Vê, em kể: “Cả đàn lợn bị bệnh, em vô cùng lo lắng, vì toàn bộ vốn liếng đều ở đó. Cuối cùng, đành phải liều chữa bằng thuốc lá rừng theo sự chỉ bảo của người già. Suốt cả tuần, gần như hầu hết thời gian, kể cả ban đêm em phải mắc võng bên cạnh chuồng lợn để chăm sóc, canh chừng từng diễn biến. Khi lợn bắt đầu ăn khỏe trở lại, em vui sướng không thể tả, vừa chạy quanh chuồng vừa reo lên, dù xung quanh không có một ai”, Vê cười.

Vê là một thanh niên có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và hoạt bát, cởi mở. Vê đang phát cành rừng trồng nguyên liệu của gia đình mình. Ảnh: Mỹ Hà.

Vê là một thanh niên có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và hoạt bát, cởi mở. Vê đang phát cành rừng trồng nguyên liệu của gia đình mình. Ảnh: Mỹ Hà.

Lang Văn Vê suốt ngày ở ngoài lán, chăm sóc và làm bạn với đàn lợn, chỉ về nhà những khi có việc cần. Sự cần cù, chịu khó được đền đáp khi đàn lợn lớn nhanh, giúp gia đình anh thu hồi vốn và trả các khoản vay. Cùng với chăn nuôi lợn, Vê còn đầu tư nuôi thêm đàn dê, gà đen và đào ao nuôi cá. Hiện tại, gia trại của Vê thường duy trì ở mức trên 60 con lợn đen bản địau, trong đó khoảng 10 con lợn nái để cung cấp giống, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Bên cạnh là đàn dê có đến hàng chục con, đàn gà, ngan hàng trăm con và ao cá 1000 m2 giúp cho gia đình có thêm nguồn thu không nhỏ, từng bước thoát khỏi đói nghèo và bước đầu vươn lên làm giàu. Từ đầu năm 2019 đến nay, Vê đã xuất bán 150 con lợn giống, hơn 20 con dê và một ít gà. Việc phát triển chăn nuôi chăn nuôi đi vào ổn định, Lang Văn Vê triển khai mở rộng quy mô gia trại, đầu tư trồng rừng nguyên liệu, tiếp tục đánh thức tiềm năng của núi rừng. Diện tích rừng được giao khoán của gia đình không nhiều, Vê vay thêm vốn để mua và thuê đất rừng để trồng cây keo và cây gỗ lát hoa. 

Khác với chăn nuôi, trồng cây không phải lo lắng về dịch bệnh nhưng mất nhiều công sức để sẻ phát, đào hố, trồng cây, làm cỏ và chăm sóc. Đến nay, gia đình Vê đang là chủ sở hữu của cánh rừng nguyên liệu nằm dọc theo thung lũng Khe Voong với tổng diện tích lên tới 32 ha, trong đó trồng 27 ha keo lai đã 3 năm tuổi, 5 ha còn lại dùng để trồng lát.

Khác với chăn nuôi, trồng cây không phải lo lắng về dịch bệnh nhưng mất nhiều công sức để sẻ phát, đào hố, trồng cây, làm cỏ và chăm sóc. Đến nay, gia đình Vê đang là chủ sở hữu của cánh rừng nguyên liệu nằm dọc theo thung lũng Khe Voong với tổng diện tích lên tới 32 ha, trong đó trồng 27 ha keo lai đã 3 năm tuổi, 5 ha còn lại dùng để trồng lát.

Với 32ha rừng trồng keo lai và cây gỗ lát hoa, khoảng vài ba năm tới, khi cây keo đến kỳ thu hoạch, chàng thanh niên bản Kẻ Sùng Lang Văn Vê sẽ có trong tay một gia sản không hề nhỏ, thực sự là một kỳ tích, niềm mơ ước của bất cứ gia đình ở huyện vùng cao Con Cuông.

Trao đổi với phóng viên, chị Vi Thị Phương Thảo – Bí thư Huyện đoàn Con Cuông khẳng định: “Vê thực sự là tấm gương sáng trong phong trào Thanh niên lập nghiệp, góp phần tạo nên sự lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên. Không chỉ làm ăn giỏi, Lang Văn Vê còn tích cực tham gia công tác Đoàn, hiện đang là Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã Mậu Đức, có nhiều sáng kiến thúc đẩy các phong trào”. “Chúng tôi rất mong muốn sẽ có nhiều thanh niên trẻ như Vê nữa, để quê hương ngày càng phát triển kinh tế và giàu đẹp.

Làm giàu khác người: Một nghề thì sống, đống nghề... thành tỷ phú

Ôm” cả đống nghề, ông Thính vẫn “phất lên” thành tỷ phú nhờ chăn nuôi và trồng trọt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Hà ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN