Kỹ sư về quê trồng dưa lê Hàn Quốc, bỏ túi hàng trăm triệu
Tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, rồi làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao với một mức thu nhập ổn định. Nhưng chàng kỹ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) quyết định bỏ việc về quê trồng dưa sạch và đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Cuối 2010, Vũ Văn Khá (sinh năm 1988, quê Nam Định) tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành nông học. Giống như bao bạn trẻ khác, chàng tân kỹ sư cũng làm hồ sơ đi xin việc khắp nơi, thực hiện ước mơ của bố mẹ, rằng mong con rời quê ra phố, có được công ăn việc làm ổn định. chẳng phải sớm tối vất vả với đồng ruộng.
Ngay sau đó, 3 tháng sau khi tốt nghiệp đại học, anh được nhận vào làm việc trong khu Nông nghiệp Công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh.
Nhờ bỏ phố về quê trồng dưa mà chàng kĩ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Qũy Nhất, huyện Nghĩa Hưng) bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm.
Cũng như bao miền quê khác của tỉnh Nam Định, Khá sinh ra ở vùng quê chiêm trũng quanh năm suốt tháng gắn bó với cây lúa, cây rau...nhưng vẫn nghèo. Thấm được nổi khổ của bố mẹ, Khá cố gắng đèn sách hy vọng được ra ngoài, tìm được một công việc "sạch sẽ và nhàn hạ" hơn. Sau nhiều cố gắng, rồi Khá cũng thi đâu vào đại học và tìm được một công việc nhàn hạ của một kỹ sư nông nghiệp.
Làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh một thời gian dài, Khá học hỏi và tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm. Với nỗi nhớ quê hương da diết nên sau khi nắm được kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong tay, anh ấp ủ dự định về quê lập nghiệp.
“Ở quê mình có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, nếu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì hoàn toàn có thể làm giàu từ nông nghiệp được nên sau đó tôi quyết định xin nghỉ việc về quê lập nghiệp”. anh Khá nhớ lại.
Những ngày đầu, từ những kiến thức mà mình nắm được, Khá về quê xây dựng một nhà kính với quy mô 200m2 để trồng dưa, rồi chàng kỹ sư ngày nào lại lặn lội ra chợ, các cửa hàng để tìm đầu ra cho mình. Sau nhiều năm theo đuổi con đường mình chọn, đến nay chàng kỹ sư Vũ Văn Khá đang sở hữu một nhà kính trồng dưa với quy mô lớn, mỗi năm cho thu nhập đều đặn hàng trăm triệu đồng.
Cận cảnh khu trồng dưa rộng 1000m2 của gia đình anh Vũ Văn Khá, mỗi năm cho thu hơn 6 tấn dưa thương phẩm với giá trị kinh tế rất cao.
Dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình trồng dưa trong nhà kính, anh Khá chia sẻ, hiện gia đình anh chủ yếu trồng giống dưa lê Hàn Quốc và được trồng trong nhà kính.
Hệ thống nhà kính trồng dưa có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.
Đối với hệ thống tưới, anh dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.
Chàng kĩ sư trẻ Vũ Văn Khá cho biết, hiện anh đang có gần 1.000 m2 nhà kính và đang trồng chủ yếu dưa lê Hàn Quốc. Trung bình mỗi năm cho thu nhập 3 vụ, mỗi vụ hơn 2 tấn dưa, với giá bán ổn định trên dưới 45.000 đồng/kg. Tính bình quân, mỗi năm gia đình anh Vũ Văn Khá bỏ túi hơn 200 triệu đồng.
Nhờ trồng dưa mà gia đình anh Khá có nguồn thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.
Dưa lê Hàn Quốc là giống dưa có nhiều ưu điểm vượt trội như mẫu mã đẹp, hàm lượng dinh dưỡng cao, quả ngọt mát... Đây là giống dưa rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên có thể trồng được quanh năm, 1 năm trồng được 3 vụ và mỗi vụ kéo dài hơn 3 tháng.
Nói về bí quyết trồng dưa lê Hàn Quốc sạch, anh Khá kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học. Hầu như vườn dưa nhà anh đều sử dụng phân hữu cơ.
“Trồng trong nhà kính thì hầu như cây dưa lê Hàn Quốc không có sâu bệnh nên không bao giờ cần đến thuốc trừ sâu, gia đình tôi chủ yếu sử dụng phân hữu cơ bón cho cây dưa nên quả dưa ngon ngọt hơn và khách hàng tin tưởng lựa chọn”, anh Khá chia sẻ.
Chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn đầu tư thâm canh giống vật nuôi dân dã, chị Đào Thị Xuân...