Kinh tế giảm tốc, người trẻ truyền nhau bữa cơm “thắt lưng buộc bụng” giá siêu rẻ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đây là mối đe doạ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới do chi tiêu tiêu dùng chiếm hơn một nửa GDP của Trung Quốc.

Trước đại dịch, Doris Fu đã tưởng tượng ra một tương lai hoàn toàn khác với bản thân và gia đình: xe mới, căn hộ lớn hơn, bữa ăn ngon vào cuối tuần và kỳ nghỉ lễ trên các hòn đảo nhiệt đới.

Tuy nhiên giờ đây, chuyên gia tư vấn tiếp thị Thượng Hải 39 tuổi này là một trong nhiều người Trung Quốc ở độ tuổi 20 và 30 phải cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm nhiều nhất có thể do những tổn hại Covid-19 đã gây ra ở Trung Quốc, vấn đề thất nghiệp tăng cao và thị trường bất động sản chững lại.

Kinh tế giảm tốc, người trẻ truyền nhau bữa cơm “thắt lưng buộc bụng” giá siêu rẻ - 1

Phong trào tiết kiệm mới xuất hiện này được lan truyền mạnh mẽ bởi những người có ảnh hưởng truyền thông xã hội với lối sống chi phí thấp và các mẹo tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, đây là mối đe doạ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới do chi tiêu tiêu dùng chiếm hơn một nửa GDP của Trung Quốc.

"Chúng tôi đã lập bản đồ hành vi của người tiêu dùng trong 16 năm qua và trong suốt thời gian đó, đây là vấn đề đáng quan tâm nhất mà tôi đã thấy ở những người tiêu dùng trẻ tuổi", Benjamin Cavender, giám đốc điều hành của Trung Quốc nghiên cứu thị trường (CMR) cho biết.

Chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc - bao gồm phong toả, hạn chế du lịch và xét nghiệm hàng loạt - đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của đất nước. Các chính sách của chính phủ đối với các công ty công nghệ lớn cũng đã có ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động trẻ.

Theo số liệu của chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp ở những người trong độ tuổi từ 16 đến 24 ở mức gần 19%, sau khi đạt mức kỷ lục 20% vào tháng Bảy vừa qua. Theo hai cuộc khảo sát trong ngành, một số người trẻ đã bị buộc phải cắt giảm lương, ví dụ như trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử. Mức lương trung bình ở 38 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm 1% trong ba tháng đầu năm nay, dữ liệu do công ty tuyển dụng trực tuyến Zhilian Zhaopin cho thấy. Do đó, một số người trẻ thích tiết kiệm hơn là chi tiêu.

Theo khảo sát gần đây của PBOC, gần 60% người dân nước này có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn thay vì tăng chi tiêu và đầu tư, so với 45% vào 3 năm trước. Ngoài ra, các hộ gia đình Trung Quốc đã tiết kiệm thêm 10,8 nghìn tỷ NDT (1,54 nghìn tỷ USD) trong 8 tháng đầu năm nay, tăng từ 6,4 nghìn tỷ NDT trong cùng kỳ năm ngoái.

“Bữa ăn 10 tệ”

Một người phụ nữ ở độ tuổi 20 ở thành phố Hàng Châu đã có được hàng trăm ngàn người theo dõi khi đăng hơn 100 video về cách làm bữa ăn chỉ 10 Yuan (gần 30.000 VND) trên ứng dụng lối sống Xiaohongshu và trang web phát trực tuyến.

Sau đó, nhiều cuộc thảo luận cũng trở nên sôi nổi hơn, chia sẻ về mẹo tiết kiệm tiền. Cư dân mạng Trung Quốc cũng đăng tải những nội dung như “Thử thách sống với 1.600 NDT/tháng” ở Thượng Hải.

Yang Jun, một cô gái ngập sâu trong nợ thẻ tín dụng từ trước đại dịch, đã thành lập một nhóm có tên là “Low Consumption Research Institute” (Nghiên cứu về việc ít mua sắm) trên trang mạng Douban vào năm 2019. Nhóm đã thu hút hơn 150.000 thành viên. Yang cho biết cô đang cắt giảm chi tiêu và đang bán một số đồ đạc của mình trên các trang bán đồ cũ để kiếm tiền.

Yang cho biết cô đã cắt cà phê Starbucks hàng ngày của mình. Fu cho biết cô đã chuyển thương hiệu đồ trang điểm của mình từ Givenchy sang một thương hiệu Trung Quốc tên là Florasis, rẻ hơn khoảng 60%.

Kinh tế khó khăn, người dân đi săn hàng sắp hết hạn để tiết kiệm

Khách hàng trung lưu của Trung Quốc đang tạo ra một cơn sốt hoàn toàn mới khi họ phải thích nghi với thời điểm khó khăn hơn về tài chính: đổ xô mua thực phẩm và đồ uống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN