Kiến nghị tăng giá điện không minh bạch

Các chuyên gia cho rằng, kiến nghị tăng giá điện thêm tới 9,5% của EVN (Tập đoàn điện lực Việt Nam) là quá cao trong bối cảnh đầu vào cùa ngành điện là giá dầu, than liên tục giảm mạnh và thủy điện năm nay dồi dào…

Thực tế, vấn đề nhiều người dân quan tâm không phải là việc có tăng giá điện hay không mà quan trọng hơn là giá điện có minh bạch để bảo đảm quyền lợi cho cả nền kinh tế, nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng? Việc công khai thông tin về giá điện là việc làm cần thiết và có lợi cho ngành điện. Bởi lẽ, nếu giá thành sản xuất được công khai minh bạch, sẽ giúp khách hàng sẽ được giám sát một cách rõ ràng các chi phí đầu vào của EVN, từ đó mới có cơ sở cho việc tính toán giá bán điện (đầu ra). Khi đó, nếu giá điện điều chỉnh theo cơ chế thị trường thì tránh được những thắc mắc, hoài nghi không đáng có.

Bộ Công Thương đã ra Chỉ thị số 11 về việc tăng cường công khai, minh bạch giá điện theo cơ chế thị trường, bao gồm giá bán điện và giá truyền tải, báo cáo quyết toán tài chính (có kiểm toán) và kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc trích lập và sử dụng các quỹ; các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước; các khoản thu nhập và thu nhập bình quân của người lao động; thù lao, tiền thưởng và thu nhập bình quân hàng tháng của năm trước liền kề...

Tuy nhiên, cho đến giờ, người dân vẫn không rõ nổi giá thành sản xuất điện, giá truyền tải và phân phối điện mà chỉ thấy giá điện cứ theo chiều hướng tăng lên không thể chấp  nhận nổi.

Từ năm 2007, đến nay, giá điện đã trải qua 9 lần tăng giá. Trong đó, 4 lần tăng liên tiếp trong 2 năm qua đều chỉ ở mức 5% mỗi lần tăng. Mức tăng cao vọt gây bất ngờ lớn nhất là tăng tới 15,28% vào ngày 15.3.2011, tương đương mức chênh lệch 162 đồng/kWh. Do đó, với tỷ lệ từ 9,5% cho bước kiến nghị tăng thứ 10 này, đây sẽ là mức tăng cao nhất trong 3 năm qua và là mức tăng mạnh thứ 2 trong vòng 7 năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Hương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN