Không thể tiêu thụ nông sản vì dịch COVID-19, nông dân Hà Nội chấp nhận cắt lỗ, “đại hạ giá” chỉ từ 5.000 đồng/kg rau

Do thực hiện giãn cách xã hội, hàng nông sản ùn ứ, người dân xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) buộc phải bán hạ giá để “vớt vát” phần nào vốn ban đầu.

Hơn tuần nay, chị Nhi (32 tuổi, ở chung cư CT7, Dương Nội, Hà Đông) liên tục kêu gọi cư dân sinh sống ở các cụm chung cư giải cứu nông sản cho người dân xã Song Phương, huyện Hoài Đức.

Theo đó, mức giá bán hỗ trợ chỉ từ 5.000 đồng/kg. Đơn cử như mướp hương có giá 20.000 đồng/túi 4kg; cà tím là 20.000 đồng/túi 3kg; đậu đũa 30.000 đồng/túi 2kg; 35.000 đồng/túi ngô 10 bắp; cà bát trắng và cà bát xanh có giá 25.000 đồng/túi 3kg; cải mơ, cải ngồng, rau rền, mồng tơi là 10.000 đồng/túi…

Mỗi túi cà tím có trọng lượng 3kg nhưng giá bán tính ra chỉ hơn 6.000 đồng/kg. Ảnh: NVCC

Mỗi túi cà tím có trọng lượng 3kg nhưng giá bán tính ra chỉ hơn 6.000 đồng/kg. Ảnh: NVCC

Chị Nhi cho biết: "Từ khi Hà Nội áp dụng các biện pháp cứng rắn trong chống dịch COVID-19, người dân xã Song Phương cũng không thể di chuyển đến các địa bàn lân cận để phân phối, giao thương nông sản như trước đây. Những người dân ở địa phương khác cũng không thể vào xã Song Phương để thu mua nông sản. 

Trong khi phân nửa người dân ở xã Song Phương chủ yếu thu nhập từ việc canh tác rau nên những ngày này, dịch phức tạp, Hà Nội siết chặt việc đi lại thì người dân càng sốt ruột khi hàng nông sản không thể tiêu thụ".

Đậu đũa được đóng túi 2kg và giá bán chỉ 30.000 đồng/túi, các loại rau như cải mơ, cải ngồng rau rền, mồng tơi là 10.000 đồng/túi… Theo chị Bùi Thị Yến, giá đến tay người tiêu dùng cũng là giá bán tại ruộng. Ảnh: NVCC

Đậu đũa được đóng túi 2kg và giá bán chỉ 30.000 đồng/túi, các loại rau như cải mơ, cải ngồng rau rền, mồng tơi là 10.000 đồng/túi… Theo chị Bùi Thị Yến, giá đến tay người tiêu dùng cũng là giá bán tại ruộng. Ảnh: NVCC

"Tôi có người thân sinh sống ở xã Song Phương nên tôi hỗ trợ bà con phân phối ngay tại khu vực tôi sinh sống. Giá như tôi kể trên mà người tiêu dùng phải chi trả cũng là giá của người nông dân", chị Nhi cho hay.

Chiều 10/9, trao đổi với Giadinh.net.vn, Báo Sức khỏe & Đời sống, chị Bùi Thị Yến (43 tuổi, sinh sống ở xã Song Phương, Hoài Đức) cho biết, do thực hiện giãn cách xã hội nên nông sản của người dân ở xã Song Phương ùn ứ đã hơn 10 ngày nay.

Chị Yến cho biết, Song Phương được biết đến là địa phương chuyên sản xuất rau màu, thực phẩm xanh và hơn một nửa dân số ở xã này có thu nhập chủ yếu dựa vào canh tác rau xanh.

Toàn cảnh nông sản được chị Yến cùng các tình nguyện viên thu gom, phân chia từng túi để đưa đến người tiêu dùng. Ảnh: NVCC

Toàn cảnh nông sản được chị Yến cùng các tình nguyện viên thu gom, phân chia từng túi để đưa đến người tiêu dùng. Ảnh: NVCC

"Tôi chỉ là người sinh sống ở Song Phương và làm công ăn lương nhưng nhìn cảnh rau, củ quả của người dân trong xã ùn ứ, chẳng thể tiêu thụ, tôi không đành lòng. Khi được phân công công việc phù hợp với tình hình giãn cách, tôi đã tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ phân phối nông sản cho người dân Song Phương", chị Yến cho hay.

Cũng theo chị Bùi Thị Yến, do đòi hỏi về giấy tờ đi lại nên chị Yến phụ trách kết nối đầu ra. Đầu ra chủ yếu là đại diện sinh sống ở một khu chung cư, cụm cư dân, các chợ… Khi các đơn hàng được liệt kê chi tiết kèm số lượng, chị Yến cùng các tình nguyện viên khác phụ trách thu gom nông sản ở từng mảnh ruộng.

Mướp hương được chị Bùi Thị Yến thu gom ở từng mảnh ruộng để phân loại cho các đơn hàng cụ thể. Ảnh: NVCC

Mướp hương được chị Bùi Thị Yến thu gom ở từng mảnh ruộng để phân loại cho các đơn hàng cụ thể. Ảnh: NVCC

Theo chị Yến, hàng hóa sau khi thu gom theo các đơn sẽ được tập kết và phân loại theo từng đơn cụ thể. Các xe ô tô của tình nguyện viên sẽ chịu trách nhiệm đưa các túi nông sản đến chốt kiểm soát gần nơi giao nhất để giao cho "đầu đơn".

Chị Yến cho hay: "Do rau đang chính vụ mà người trồng rau không thể di chuyển sang khu vực khác tiêu thụ, người ở nơi khác cũng không thể vào Song Phương. Giá công khai cũng là giá bán tại ruộng, chúng tôi không kinh doanh mà là đang hỗ trợ người trồng rau. Tình nguyện viên tham gia hỗ trợ cũng tự chịu chi phí xăng xe. Bởi với giá bán hiện tại, người trồng rau đã lỗ rất nhiều".

Đơn cử như mướp, nếu vào thời điểm không bị ảnh hưởng bởi dịch thì mướp hương có giá từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, có thời điểm được giá, lên đến 20.000 đồng/kg. Hoặc ngô nếp có giá từ 4.500 – 5.000 đồng/bắp. Trong khi hiện tại, một túi 4kg mướp hương lại có giá hỗ trợ là 20.000 đồng. Tính ra là 5.000 đồng/kg.

Trước tình trạng nông sản không thể tiêu thụ, người nông dân thua lỗ, là người dân xã Song Phương, chị Yến mong muốn người dân Thủ đô có thể phần nào hỗ trợ người dân xã Song Phương cùng chung tay vượt qua khó khăn trước đại dịch.

Sầu riêng giá chỉ 20.000 đồng/kg, ai nhanh tay mới mua được

Sầu riêng bỗng được bán giá rẻ bất ngờ, tuy nhiên người bán lại không có nhiều và đặc biệt không vận chuyển xa....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN