Khởi nghiệp nuôi loại côn trùng lưỡng tính, ưa bóng tối, 9x Ninh Thuận thu lãi “khủng”

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Không chỉ mang lại thu nhập từ 20-60 triệu đồng/tháng, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động là người dân tộc thiểu số, anh Vương còn góp phần cải tạo những vùng đất bạc màu, ô nhiễm nặng để phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Nghỉ việc lương cao để về quê khởi nghiệp

Từng tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường và có công ăn việc làm ổn định tại TP.HCM nhưng anh Lê Minh Vương (SN 1992), trú tại thôn Tân Sơn 1, xã Thanh Hải, TP. Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) lại quyết định về quê khởi nghiệp.

Khi được tiép xúc với quá trình nuôi và sản xuất giun quế nên anh Vương đã quyết định nghỉ việc để về quê khởi nghiệp.

Khi được tiép xúc với quá trình nuôi và sản xuất giun quế nên anh Vương đã quyết định nghỉ việc để về quê khởi nghiệp.

“Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có thời gian khoảng 8 năm làm việc tại một số doanh nghiệp phân bón và sản xuất giun quế ở Củ Chi và TP.HCM. Đặc biệt, khi được tiếp xúc với quá trình nuôi và sản xuất giun quế, tôi phát hiện ra tiềm năng phát triển kinh tế từ con vật này nên quyết định về quê khởi nghiệp”, anh Vương kể.

Theo anh Vương, bản thân anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, giống như bao người dân quê anh, bao đời sống gắn bó với ao tôm và đồng ruộng.

Tuy nhiên, anh nhận ra, những cánh đồng sử dụng phân hoá học lâu năm nên ngày càng cằn cỗi, những ao tôm bạc màu và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do xác tôm chết lẫn với bùn đất được nạo vét hàng năm.

Nhận thấy giun trùn quế có thể cải tạo đất và xử lý vấn đề ô nhiễm đất nên anh quyết định bắt tay vào nuôi giun quế, làm nông nghiệp sạch.

Giun quế dễ nuôi, sinh sản nhanh lại có ích trong việc cải tạo đất, làm thức ăn cho vật nuôi.

Giun quế dễ nuôi, sinh sản nhanh lại có ích trong việc cải tạo đất, làm thức ăn cho vật nuôi.

Theo anh Vương, con giun trùn quế rất dễ nuôi lại là loại côn trùng lưỡng tính, sinh sản rất nhanh. Từ một cặp giun ban đầu, trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000-1.500 cá thể trong một năm.

“Chỉ cần tạo môi trường râm mát và tận dụng các phế phẩm từ nông nghiệp cho trùn ăn, chúng sẽ phát triển nhanh chóng. Đất sau khi được trùn quế xử lý sẽ thành phân bón giàu dinh dưỡng sử dụng trong nông nghiệp sạch. Giun quế cũng có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi trong nhà như gà, cá, tôm…”, anh Vương phân tích.

Thịt giun quế được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, phân giun để bón cho cây trồng thay thế cho phân hoá học.

Thịt giun quế được sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi, phân giun để bón cho cây trồng thay thế cho phân hoá học.

Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trùn quế

Sau thời gian nuôi thử nghiệm, anh Vương cho biết, với 100m2, anh thả nuôi 4 tấn trùn sinh khối, bao gồm phân trùn, kén trùn, trùn bố mẹ… Sau khoảng 3-4 tháng có thể thu hoạch được từ 8-12 tấn sản phẩm từ trùn quế như trùn thịt, phân trùn, đất đã được trùn xử lý thành phân bón tự nhiên…

“Trùn quế chủ yếu ăn phân bò và các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, lục bình, cỏ khô, rác thải nhà bếp… Sau 1-2 tháng thì ta thu hoạch trùn quế để làm thức ăn gia súc, gia cầm, chế biến thành dịch trùn quế đậm đặc để dùng thay thế phân bón hoá học. Phân trùn quế được dùng để bón cho rau màu, cây xanh và cây ăn trái”, anh Vương nói.

Thức ăn của giun quế chủ yếu là phân bò và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Thức ăn của giun quế chủ yếu là phân bò và các loại phụ phẩm nông nghiệp.

Đến nay, sau gần 10 năm gắn bó với việc nuôi giun trùn quế, anh Vương đã sở hữu trang trại rộng 4.000m2 tại Ninh Thuận và một trang trại khác rộng 1,5ha ở huyện Củ Chi (TP.HCM).

Mỗi tháng, theo chu kỳ thu hoạch cuốn chiếu từng khu chứ không thu hoạch hết toàn bộ trại, anh Vương thu được từ 0,5-1 tấn trùn thịt và từ 100 -300 tấn phân trùn quế.

Gà sạch được nuôi trong trang trại của anh Vương với nguồn thức ăn là giun quế.

Gà sạch được nuôi trong trang trại của anh Vương với nguồn thức ăn là giun quế.

Cùng với khu chuồng nuôi giun quế, anh Vương còn phát triển các loại cây ăn trái, nhân giống các loại hoa lan bản địa, nuôi gà, cá… sử dụng thức ăn bổ sung thêm bằng giun quế và phân giun quế.

Ngoài sử dụng trùn quế làm thức ăn cho vật nuôi và phân bón cho cây trồng trong trang trại nông nghiệp tuần hoàn của mình, anh còn cung cấp thịt giun quế và phân giun quế cho hàng loạt trang trại làm nông nghiệp sạch khác.

Mỗi tháng, anh Vương cung cấp hàng tấn thịt trùn, phân trùn và dịch trùn quế cho các nông trại, trang trại hữu cơ.

Mỗi tháng, anh Vương cung cấp hàng tấn thịt trùn, phân trùn và dịch trùn quế cho các nông trại, trang trại hữu cơ.

Trùn thịt được anh bán với giá từ 18-35 nghìn đồng/kg; phân trùn có giá từ 1,5-2 triệu đồng/tấn, tuỳ mùa; dịch trùn quế có giá từ 80-150 nghìn đồng/lít, tuỳ loại. Từ việc nuôi giun quế, anh Vương mang về thu nhập từ 20-60 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, anh Vương đã xây dựng thành công mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ trùn quế đầu tiên ở Ninh Thuận. Trang trại nông nghiệp tuần hoàn còn là nơi thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, đoàn thể, HTX và cá nhân đến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm.

Đu đủ được trồng theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón hoá học mà sử dụng phân trùn quế.

Đu đủ được trồng theo hướng hữu cơ, không sử dụng phân bón hoá học mà sử dụng phân trùn quế.

Ngoài ra anh Vương còn hoàn thành 3 cuốn sách kỹ thuật nông nghiệp chuyên sâu bao gồm: Kỹ thuật nuôi trùn quế và ứng dụng trùn quế trong nông nghiệp sạch; Kỹ thuật nuôi trùn quế bằng phân heo tươi; Nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng.

Bộ sách dành cho mọi người muốn tìm hiểu về trùn quế, đặc biệt là những người trẻ có mong muốn dấn thân khởi nghiệp vào mảng nông nghiệp bền vững.

Không chỉ mang về lợi nhuận lên tới 500 triệu đồng/năm, anh Duy còn tạo công ăn việc làm cho 4 lao động địa phương với mức thu nhập từ 6-7 triệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Khởi nghiệp với số vốn nhỏ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN