Khoanh vùng 6 "ông lớn" lập lờ xuất xứ hàng Trung Quốc
Một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhưng lại ghi nhãn mác Việt Nam hoặc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, cung cấp tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019.
Theo ông Hùng, vấn nạn lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để xuất hàng đi các nước, lợi dụng xuất xứ của các nước nhập vào Việt Nam để hưởng ưu đãi đang ngày càng nhức nhối.
Hiện nay, Cục Điều tra chống buôn lậu đang khoanh vùng sáu doanh nghiệp (DN) lớn có có kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu từ Trung Quốc để xuất đi Mỹ và một số nước tăng đột biến trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định các DN này sử dụng hợp đồng mua bán ký khống, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả nhằm chứng minh nguyên liệu gỗ được sản xuất tại Việt Nam; sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng mua keo, bạch đàn, bột mì cho nhiều tờ khai quay vòng hóa đơn để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)…
Đáng chú ý, ông Hùng chỉ ra một số DN có hành vi nói trên. Trong đó, công ty Hiếu Nghĩa ở Lạng Sơn nhập hàng ngàn sản phẩm gia dụng từ Trung Quốc nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam; công ty nhập khẩu khóa Việt – Tiệp là nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam nhưng sản phẩm nguyên chiếc lại có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thậm chí, có công ty nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhưng ghi sẵn nhãn mác hàng hóa nổi tiếng trên thế giới. Đơn cử như công ty Trần Vượng ở TP.HCM nhập khẩu hàng tỉ đồng mặt hàng loa, âm ly mang nhãn hiệu Nonamax – sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhưng trên nhãn lại ghi sản xuất tại Trung Quốc…
Sau "cú phốt lịch sử" về xuất xứ hàng hóa của Asanzo, các siêu thị điện máy và cửa hàng bán lẻ đã ngưng bán...