Khách Mỹ, Trung Quốc mê mẩn một loại ốc từ Việt Nam, lượng xuất khẩu tăng đột biến
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là ốc bươu, ốc hương đông lạnh, ngoài ra còn có ốc len, ốc giác và các loại thịt ốc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam 8 tháng đầu năm đạt 125 triệu USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu toàn ngành thủy sản chỉ tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng nhuyễn thể có vỏ xuất khẩu mang lại giá trị chính là nghêu, sò, ốc, hàu đạt 120 triệu USD, chiếm tỉ trọng 96%. Trong đó, nghêu 65 triệu USD, tăng 19%; ốc 26 triệu USD, tăng 137%; sò điệp 19 triệu USD, tăng 109%; hàu 10 triệu USD, tăng 26%,…
Đối với ốc, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là ốc bươu, ốc hương đông lạnh, ngoài ra còn có ốc len, ốc giác và các loại thịt ốc. Người Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng ốc hương vì có thịt dai, giòn, ngọt và trữ tươi sống được lâu.
Ngoài ra, ốc hương còn được doanh nghiệp chế biến ăn liền xuất khẩu sang Mỹ, bán mạnh cho cộng đồng Việt kiều và khách hàng gốc Á.
Nghêu - loài nhuyễn thể có vỏ đóng góp nhiều nhất cho giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này
Các thị trường nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ lớn của Việt Nam là Trung Quốc: 31 triệu USD, tăng 361%; Tây Ban Nha 17 triệu USD, tăng 28%; Mỹ 15 triệu USD, tăng 71%,…
Ốc hương Việt Nam được khách quốc tế ưa chuộng
Theo VASEP, xuất khẩu các loài nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng trưởng cao nếu có đủ nguyên liệu bởi nhu cầu nhập khẩu tăng cao bởi đây được xem là "một nguồn thực phẩm nguyên vẹn".
Với nghêu, mặt hàng đóng góp giá trị xuất khẩu chính hiện có gần 40 doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, tốp 3 doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất là Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa, Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam và Công ty TNHH Minh Đăng.
Không chỉ rau xanh mà thịt heo, cá nuôi, dầu ăn... tại TP.HCM cũng âm thầm tăng giá trong tháng 9 này.
Nguồn: [Link nguồn]